Há hốc mồm với những sự thật thú vị về Mặt trời

09-12-2017 07:23:29

Có những sự thật thú vị về Mặt Trời, ngôi sao khổng lồ mà các bạn sẽ há hốc mồm ngạc nhiên khi nghe tới.

Kích thước cực lớn

Một trong những sự thật thú vị về Mặt Trời là nó có kích thước cực lớn trong Hệ mặt trời. Theo ước tính, Mặt Trời nặng đến 1.989.100.000.000.000.000.000 tỷ kg, bằng gần chính xác trọng lượng của 330.060 Trái Đất. Và nếu không có Mặt Trời, sự sống trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại.

Khá đặc biệt, kích thước, hình dạng, độ sáng, nhiệt độ, độ tuổi và khoảng cách của Mặt Trời so với Trái Đất là hoàn hảo một cách chi li. Nếu chỉ có một trong các chỉ số này sai lệch dù chỉ là rất nhỏ, sự sống trên Trái Đất có lẽ đã không tồn tại và Trái Đất sẽ chỉ là một hành tinh chết, không hơn không kém.

Sự hình thành của Mặt Trời tương tự như những ngôi sao khác

Mặt Trời được hình thành tương tự các ngôi sao khác: nó bắt đầu bằng một đám mây bụi khí gọi là tinh vân. Đám mây bụi này rất dày đặc, nhiệt độ của nó vào khoảng -226 độ C. Sau đó, do lực hút giữa hạt này và hạt kia, những phần của đám mây bắt đầu va chạm vào nhau và tạo thành những cụm gọi là "sao gốc”. Trong quá trình va chạm, những cụm "sao gốc" này bắt đầu ma sát sinh ra nhiệt và chúng cháy sáng lên tạo thành màu đỏ. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi sức nóng đủ tạo ra phản ứng hạt nhân bên trong lõi của chúng làm mất đi lực hút tự nhiên. Và như thế những cụm "sao gốc" đang dần dần hình thành nên một ngôi sao to lớn gọi là Mặt Trời bây giờ.


Sự thật thú vị về Mặt Trời khiến con người kinh ngạc. Ảnh: Internet

Mặt Trời không hoàn toàn là lửa

Ít ai biết, Mặt Trời là một quả cầu lửa khổng lồ, song nó không hoàn toàn là lửa, nó bao gồm khoảng 75% khí hidro và 25% khí heli, ngoài ra các kim loại khác cũng chiếm 0.1% khối lượng khí của Mặt Trời. Lõi của Mặt Trời được coi là chiếm khoảng 0,2 tới 0,25 bán kính Mặt Trời. Nó có mật độ lên tới 150g/cm³ (150 lần mật độ nước trên Trái Đất) và có nhiệt độ gần 13.600.000 độ K (so với nhiệt độ bề mặt Mặt Trời khoảng 5.800 K).Những phân tích gần đây của phi vụ SOHO cho thấy tốc độ tự quay của lõi cao hơn vùng bức xạ.

Ánh sáng đi từ lõi Mặt Trời ra đến bề mặt mất hàng triệu năm

Với khoảng cách 150 triệu km từ Mặt Trời đến Trái Đất, ánh sáng đi từ Mặt Trời phải mất đến 8 phút 20 giây mới chạm được bề mặt Trái Đất! Những tia sáng (gồm cả tia hồng ngoại và tia cực tím) từ Mặt Trời chỉ mất chưa đầy 10 phút để chạm được đến Trái Đất. Nhưng phải mất đến hàng triệu năm để những tia này xuất phát từ lõi Mặt Trời ra đến bề mặt.

Khoảng cách trung bình từ Mặt Trời đến Trái Đất vào khoảng 150 triệu km, nhưng trên thực tế, khoảng cách này luôn có sự xê dịch đáng kể. Lý do là vì Trái Đất xoay quanh Mặt Trời tạo thành một hình elip, nên khoảng cách có thể bị thay đổi, gần nhất là 147 và xa nhất là 152 triệu km. Khoảng cách còn được tính bằng đơn vị thiên văn (AU).

Mặt Trời có lực hấp dẫn gấp 28 lần so với Trái Đất

Nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời vào khoảng 5.537 độ C, trong khi đó nhiệt độ bên trong lõi của Mặt Trời lên đến khoảng 15 triệu độ C. Theo ước tính, năng lượng được sinh ra từ Mặt Trời tương đương với năng lượng khi cho nổ 100 tỷ tấn thuốc nổ.  

Đặc biệt, khi ở trên "quả cầu lửa", một người nặng trung bình 68 kg ở trên Trái Đất sẽ có trọng lượng khoảng 1.900 kg. Điều này được các nhà khoa học lí giải là do Mặt Trời có lực hấp dẫn gấp 28 lần so với lực hấp dẫn trên hành tinh của chúng ta.

N.P (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //