Giá xăng hôm nay ngày 29/4/2024: Giá dầu thế giới còn tiếp tục tăng?

29-04-2024 05:26:11

Giá xăng hôm nay ngày 29/4/2024 ghi nhận trên thị trường thế giới và trong nước biến động thế nào? Hãy cùng cập nhật trong bài viết dưới đây.

Giá xăng hôm nay ngày 29/4/2024 ở thị trường trong nước

Giá xăng hôm nay ngày 29/4/2024 ở thị trường trong nước đang được cập nhật. Hôm qua, giá xăng vẫn được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 25/4 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương.

Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 giảm xuống mốc 23.919 đồng/lít; xăng RON 95 xuống mốc 24.915 đồng/lít.

Trong phiên điều chỉnh lần này, giá dầu đồng loạt giảm. Cụ thể, giá dầu diesel xuống mốc 20.716 đồng/lít; dầu hỏa xuống mốc 20.686 đồng/lít. Riêng đối với dầu mazut được điều chỉnh tăng 202 đồng/kg lên mốc 17.408 đồng/kg.

Theo lý giải của Bộ Công Thương, Giá xăng dầu trong nước có sự thay đổi như trên do chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: nguy cơ xung đột trực tiếp giữa Israel và Iran giảm xuống, tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm, xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina vẫn tiếp diễn… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến tăng, giảm đan xen tùy từng mặt hàng.

Liên quan đến Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định: Không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút.

Giá xăng hôm nay ngày 27/4/2024 trên thị trường thế giới 

Giá xăng hôm nay 28/4 trên thị trường thế giới vẫn đang được cập nhật. 

Theo ghi nhận trước đó, hôm qua ngày 28/4, giá dầu WTI ở mốc 83,66 USD/thùng, tăng 0,34% (tương đương tăng 0,28 USD/thùng), giá dầu Brent ở mốc 89,33 USD/thùng, tăng 0,55% (tương đương tăng 0,49 USD/thùng).

Dữ liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh tới 6,4 triệu thùng, trái ngược hẳn so với kỳ vọng tăng 825.000 thùng của các nhà phân tích. Điều này đã giúp giá dầu hạn chế mất mát trong phiên giao dịch thứ 3 của tuần. Nhờ đó, trong phiên này, giá dầu chỉ giảm tối đa 55 cent, chịu tác động bởi lo ngại gia tăng xung đột ở Trung Đông giảm và hoạt động kinh doanh ở Mỹ trong tháng 4 giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng.

Giá dầu tiếp tục biến động đan xen giữa các phiên. Lo ngại gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông khi Israel tăng cường không kích vào thành phố Rafah ở Nam Gaza đã đẩy giá dầu leo dốc gần 1 USD ở phiên giao dịch thứ 4 của tuần.

Đà tăng của giá dầu đã được duy trì sang phiên giao dịch cuối cùng của tuần. Tại phiên này, giá dầu tăng nhẹ chưa đến 50 cent, bị kìm chân bởi đồng USD tăng vọt lên mức cao nhất trong 34 năm so với đồng yên và dữ liệu lạm phát của Mỹ dập tắt hy vọng rằng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất.

Theo Reuters, chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, đã tăng gần 0,3% trong tháng 3. Mức tăng nhìn chung phù hợp với kỳ vọng của các nhà kinh tế. Lạm phát của Mỹ vẫn tiếp tục tăng nên khả năng cao Fed sẽ lùi thời hạn cắt giảm lãi suất sang tháng 9 thay vì tháng 6.

Thúy Vũ (Tổng hợp)
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //