Giá tiêu hôm nay 18/2: “Lặng sóng” với mức thấp nhất 36.000 đồng/kg
Giá hồ tiêu hôm nay tiếp tục đi ngang, mức giá cao nhất ở ngưỡng 38.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 36.000 đồng tại Gia Lai.
Giá hồ tiêu thế giới
Hôm nay 18/2/2020 lúc 9h, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng 365 Rupi/tạ, tăng 1.07%, lên mức 34.600Rupi/tạ.
Giá tiêu giao tháng 1/2020 giảm 63,6 Rupi/tạ, tương đương 0,19%, về mức 33.372 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Hàn Quốc, nhập khẩu hạt tiêu của nước này năm 2018 đạt 9.585 tấn, trị giá 34,1 triệu USD, tăng 0,7% về lượng, nhưng giảm 30,7% về trị giá so với năm 2017.
Năm 2018, mặc dù nhập khẩu hạt tiêu của Hàn Quốc từ Việt Nam giảm, nhưng Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho Hàn Quốc. Năm 2018, thị phần hạt tiêu Việt Nam chiếm 50,1% tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc, giảm so với 51,3% trong năm 2017.
Giá tiêu hôm nay 18/2: “Lặng sóng” với mức thấp nhất 36.000 đồng/kg
Giá hồ tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 38.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 36.000 đồng tại Gia Lai
Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng 38.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước đi ngang ở mức 38.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) có giá 37.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, Đồng Nai đứng yên ở mức 36.000 đồng/kg.
Thị trường giá nông sản trong nước đang theo sát diễn biễn giá nông sản thế giới. Lúc này thị trường xuất khẩu nông sản cạnh tranh gay gắt, không chỉ giá mà còn sản lượng.
Theo Hiệp hội Xúc tiến Hạt tiêu Kampot, cuối tháng 12/2019, Hiệp hội Xúc tiến Hạt tiêu Kampot đã bán khoảng 50 tấn hạt tiêu, thấp hơn so với mức 68 tấn trong năm 2018. Trong đó, 30% được tiêu thụ tại thị trường nội địa, chủ yếu là cho các cửa hàng du lịch và 70% xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Campuchia bao gồm EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Sản lượng hạt tiêu còn lại do nông dân lưu trữ có thể được rao bán tại thị trường nội địa, nhưng giá bán thấp hơn, tùy thuộc vào nhu cầu.
Tại Campuchia, hạt tiêu Kampot đã được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý (GI) từ Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2016, năng suất hạt tiêu tăng lên và chất lượng đảm bảo.
Năm 2019, khoảng 120 tấn hạt tiêu Kampot được cấp Chỉ dẫn địa lý (GI) từ EU đã được thu hoạch, nhưng sản lượng bán ra theo cách truyền thống là thông qua Hiệp hội Xúc tiến Hạt tiêu Kampot chưa tới một nửa.