Giá hồ tiêu hôm nay 23/5: Dao động trong khoảng 43.000 - 45.000 đồng

23-05-2019 08:59:53

Giá hồ tiêu Tây Nguyên và miền Nam đi ngang 2 tuần qua, hiện giá tiêu trong nước đang dao động từ 43.000 – 44.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 23/5, giá tiêu Tây Nguyên và miền Nam đi ngang 2 tuần qua. Giá tiêu trong nước đang dao động từ 43.000 – 44.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu tại Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang có mức giá cao nhất 45.500 đồng/kg. Giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa) đang có mức 43.500 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai có giá 44.000 đồng/kg.

Riêng giá tiêu tại Gia Lai (Chư Sê) giá duy trì ở mức 43.000 đồng/kg. Bình Phước giá tiêu ở mức 44.500 đồng/kg.

Thị trường giá nông sản trong nước theo sát diễn biễn giá nông sản thế giới. Thị trường xuất khẩu nông sản càng lúc càng cạnh tranh gay gắt, không chỉ giá mà còn sản lượng. Vì thế giá nông sản thế giới biến động sẽ tác động thị trường giá nông sản tại Việt Nam. Giá cả thị trường nông sản như hồ tiêu, cà phê tăng sẽ giúp người nông dân gắn bó với nông nghiệp.


Giá tiêu hôm nay vẫn bất động.

Giá tiêu đen đang dao động trong khoảng 36.000 - 37.000 ruppe/tạ. Kerala sản xuất hạt tiêu tốt nhất tại Ấn Độ, nơi hạt tiêu thường được trồng làm cây đan xen. Ở Wayanad, Kerala, hạt tiêu đen được trồng trong các đồn điền cà phê và được trồng trên qui mô lớn. Hai giống tiêu Ấn Độ đang có nhu cầu lớn trên thị trường quốc tế là Malabar Garbled và Tell Richy Extra Bold.

Do diện tích ngày càng tăng ở các quốc gia Nam Á khác, dòng chảy bất hợp pháp của hạt tiêu đang đe dọa tới sự ổn định về giá và trở thành lý do cho sự biến động giá hạt tiêu trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để bảo vệ nông dân trong nước, chính phủ đã áp đặt mức giá nhập khẩu tối thiểu 500 rupee/kg. Vì vậy, một sàn giao dịch điện tử cung cấp quy trình tìm ra mức giá công bằng và minh bạch, lưu ý đến nguồn lượng cung và cầu của hàng hóa.

Sự biến động giá hạt tiêu vào khoảng 15 - 17% hàng năm. Tiêu thụ nội địa của mặt hàng này cũng đang chứng kiến sự tăng trưởng cao. Thị trường hạt tiêu đen gồm tiêu thụ nội địa, cũng như nhập khẩu và tái xuất khẩu với giá trị gia tăng. Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ là một trong những khu vực xuất khẩu hàng đầu của hạt tiêu Ấn Độ.

Rose
Theo Đời sống Plus/GĐVN //