Giá gas hôm nay ngày 11/5/2024: Thế giới tiếp đà tăng

11-05-2024 05:48:52

Giá gas hôm nay ngày 11/5/2024 ghi nhận những biến động gì ở thị trường trong và ngoài nước. Hãy cùng cập nhật trong bài viết dưới đây.

Giá gas hôm nay ngày 11/5/2024 ở thị trường trong nước

Giá gas hôm nay 11/5 ở thị trường trong nước tiếp tục giảm từ ngày 1/5. Cụ thể, với loại bình gas 12kg, các hãng gas sẽ giảm giá với mức giảm hơn 7.000 đồng/bình. Như vậy, giá gas bán lẻ trong nước đã giảm tháng thứ hai liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.

Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 5/2024 tại thị trường Hà Nội là 448.800 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.795.200 đồng/bình công nghiệp 48 kg, lần lượt giảm 7.300 đồng/bình 12 kg và 29.100 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT).

Nguyên nhân giảm giá lần này do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 5 ở mức 582,5 USD/tấn, giảm 35 USD/tấn so với tháng 4 và cũng như biến động Tỷ giá USD nên ở trong nước thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.

Giá gas hôm nay ngày 11/5/2024 trên thị trường thế giới 

Giá gas hôm nay 11/5 trên thị trường thế giới tiếp tục tăng nhưng chưa vượt được mốc 1%.

Cụ thể, theo phiên giao dịch sáng 11/5/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới tăng 0,70% ở mức 2,31 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 6/2024.

Giá khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ tăng khoảng 5% lên mức cao nhất 14 tuần vào thứ Năm (9/5) do lượng dự trữ tăng ít hơn dự kiến, dự báo nhu cầu trong hai tuần tới sẽ nhiều hơn dự kiến ​​trước đó và sản lượng tiếp tục giảm.

Mặt khác, theo dự kiến ban đầu, thị trường khí đốt toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng dư thừa vào năm 2025 do sự gia tăng đột ngột của các dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố trì hoãn tiến độ xây dựng, dự báo này có thể bị lùi đến năm 2026.

Cụ thể, việc xây dựng các nhà máy xuất khẩu LNG mới tại Bờ Vịnh (Mỹ) đang gặp nhiều khó khăn, dẫn đến thời gian hoàn thành dự án bị kéo dài. Dự án Golden Pass LNG của QatarEnergy tại Texas có thể lỡ hẹn khởi công do thiếu hụt nhân công. Trong khi đó, dự án Corpus Christi của Cheniere Energy cũng có nguy cơ chậm trễ. Còn với dự án LNG 2 Bắc Cực ở Nga có thể chỉ hoạt động một phần công suất do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thêm vào đó việc sản lượng khí đốt xuất khẩu của Australia dự kiến giảm trong năm tới cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc kéo dài thời điểm dự thừa nguồn cung. Ngoài ra, nhu cầu LNG của châu Âu và châu Á dự kiến tăng trong năm 2025 và những năm tiếp theo cũng sẽ khiến tình trạng dư thừa khí đốt toàn cầu sẽ không thể xảy ra trong năm tới.

Chính việc này sẽ khiến cho nguồn cung thị trường khí đốt sẽ tiếp tục khan hiếm và đẩy giá lên mức cao trong năm 2025. Biến động giá khí đốt cũng sẽ diễn ra thường xuyên dẫn tới an ninh năng lượng toàn cầu có thể bị ảnh hưởng.

Thúy Vũ (Tổng hợp)
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //