Giá gas hôm nay 16/6: Giá gas thế giới tiếp tục giảm nhẹ
Cập nhật giá gas hôm nay 16/6, thị trường gas trong nước duy trì mức ổn định sau khi điều chỉnh giá ngày 1/5; trong khi đó giá gas thế giới tiếp tục giảm nhẹ phiên đầu tuần.
Giá gas trong nước 16/6:
Thị trường trong nước, giá gas hôm nay 16/6 duy trì mức ổn định so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua ở hầu hết các đại lý trên cả nước.
Trước đó, từ ngày 1/5, giá gas trong nước được điều chỉnh tăng 2.833 đồng/kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương tăng 34.000 đồng/bình 12 kg.
Cụ thể, giá gas sau khi đã điều chỉnh tăng tại các thương hiệu Gas Pacific Petro, Esgas và City Petro ngày 16/6 như sau:
Bình 12kg: tăng 34.000 đồng/bình, giá đến tay người tiêu dùng không quá 335.000 đồng/bình;
Bình 45kg: tăng 128.000 đồng/bình, giá đến tay người tiêu dùng không quá 1,307 triệu đồng/bình;
Bình 50kg: tăng 142.000 đồng/bình, giá đến tay người tiêu dùng không quá 1,396 triệu đồng/bình.
Tại công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP HCM (Saigon Petro), giá bán lẻ gas SP tăng 2.833 đồng/kg, giá đến tay người tiêu dùng từ ngày 1/5/2020 là 311.000 đồng/bình 12kg. Như vậy, sau 3 tháng giảm liên tiếp, giá gas tháng 5/2020 bất ngờ quay đầu tăng mạnh.
Lý do giá gas tăng mạnh được Saigon Petro lý giải là do giá CP bình quân tháng 5/2020 tăng 105 USD/tấn so với tháng 4/2020, ở mức 340 USD/tấn.
Giá gas thế giới 16/6:
Mở cửa phiên giao dịch ngày hôm nay, giá gas thế giới đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 7/2020 giảm nhẹ 0,03% xuống mức 1,743 USD/mmBTU. Phạm vi giao động trong ngày từ 1,743 - 1,745 USD/mmBTU.
Hỗ trợ được nhìn thấy gần mức thấp nhất tháng 6 với 1,74 USD/mmBTU. Kháng cự được nhìn thấy gần đường trung bình động 10 ngày ở mức 1,87 USD/mmBTU.
Giá dầu thế giới quay đầu giảm nhẹ trong phiên đầu tuần, sau báo cáo sản lượng tiếp tục tăng trong khi nhu cầu vẫn chưa thể phục hồi khi nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại, giá tiếp tục phải đối mặt với áp lực giảm. Sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ đạt kỉ lục vào năm 2019, và được dự kiến sẽ giảm vào năm 2020.
Nhu cầu trên toàn thế giới đang trên đà giảm mạnh, với dự báo mức tiêu thụ có thể sẽ giảm 4%, tương đương 150 tỷ mét khối (bmc), gấp đôi mức giảm sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Cuộc khủng hoảng của đại dịch Covid-19 sẽ tác động lâu dài đến sự phát triển thị trường trong tương lai, làm giảm tốc độ tăng trưởng và sự phục hồi của thị trường..
Các nhà nghiên cứu ước tính, hậu quả từ đại dịch Covid-19 sẽ có thể làm giảm 75 bcm nhu cầu hàng năm trong năm 2025, tương đương với mức tăng nhu cầu của toàn cầu vào năm 2019.