Giá cà phê hôm nay ngày 7/10: Trong nước đi ngang, thế giới diễn biến trái chiều
Giá cà phê hôm nay ngày 7/10, ở thị trường trong nước giá cà phê đi ngang, hiệ đang giao dịch trong khoảng 31.100-31.700 đồng/kg; trong khi đó giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều.
Giá cà phê trong nước hôm nay 7/10
Mở cửa phiên giao dịch ngày 7/10, Giá cà phê nhân xô tại khu vực trong điểm Tây Nguyên đi ngang so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, hiện đang dao động trong khoảng 31.100-31.700 đồng/kg.
Cụ thể, tại Đắk Lắk (bao gồm Cư M'gar, Ea H'leo, Buôn Hồ, Ea H'leo¬) giá cà phê hôm nay hiện đang được thu mua trong khoảng giá từ 31.600-31.700 đồng/kg. Tính đến thời điểm hiện tại đây được ghi nhận là địa phương có giá cà phê tốt nhất khu vực Tây Nguyên.
Giá cà phê tại Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà) trong phiên sáng nay đi ngang, hiện đang được giao dịch ở mức 31.100-31.200 đồng/kg. Đây là địa phương có giá cà phê thấp nhất khu vực trong phiên sáng nay.
Giá cà phê hôm nay tại Gia Lai (Chư Prông, Pleiku, và Ia Grai) hiện đang được giao dịch ở mức giá 31.300-31.400 đồng/kg.
Giá cà phê trong phiên sáng nay tại Đắk Nông (Đắk R'lấp, Gia Nghĩa) đang được thu mua trong khoảng giá từ 31.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum (Đắk Hà) cũng đang ở mức 31.500 đồng/kg trong phiên sáng nay sau khi đã giảm sâu trong tuần qua.
Giá cà phê thế giới hôm nay 7/10
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay ngày 7/10, giá cà phê thế giới hôm nay biến động trái chiều ở hai sàn. Cụ thể, , giá cà phê robusta trên sàn London giao tháng 11/2020 giảm 13 USD/tấn (mức giảm 1,03%), hiện giao dịch ở mức 1.255 USD/tấn.
Trong khi đó, giá cà phê arabica giao tháng 12/2020 trên sàn New York tăng 0,45 cent/lb (mức tăng 0,41%) so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, hiện đang được giao dịch ở mức 107,65 cent/lb.
Thế giới bước vào niên vụ cà phê mới 2020 - 2021 kể từ ngày 1/10/2020. Tâm lý thị trường đang lo ngại trước đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu trong khi Brazil được mùa lớn. Thị trường tiêu thụ gặp khó khăn do các nước áp dụng giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, các nước sản xuất phá giá đồng nội tệ tạo thêm sức ép bán mạnh khi giá tăng. Nhiều ngân hàng cho vay kinh doanh hàng hóa thương phẩm đóng hẹp cửa tín dụng, các nhà kinh doanh đứng trước áp lực đói vốn, chi phí tài chính cao.
Tuy vậy, theo các chuyên gia, kỳ vọng giá phục hồi vẫn còn cơ sở như tồn kho tại các nước tiêu thụ giảm nhanh cần lấp đầy một khi có điều kiện; Lượng tiền mặt lưu chuyển trên các sàn giao dịch tài chính nhiều nhờ các gói kích cầu của chính phủ các nước.