Điều trị viêm chân răng khôn có mủ bằng cách nào hiệu quả nhanh?
Viêm chân răng khôn có mủ cảnh báo nhiễm trùng nguy hiểm, nếu không điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng. Vậy điều trị viêm chân răng khôn có mủ bằng cách nào?
Điều trị viêm chân răng khôn có mủ có khó?
Nguyên nhân gây viêm chân răng có mủ
Viêm chân răng khôn có mủ là tình trạng nướu răng hoặc tủy răng bị vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng và tạo nên ổ áp xe ở vùng chân răng, cuống răng hoặc ở ngay vùng lợi cạnh răng khôn.
Để điều trị dứt điểm, cần phải hiểu rõ các nguyên nhân chính gây viêm chân răng khôn có mủ. Các nguyên nhân gây viêm chân răng khôn có mủ thường là:
- Sâu răng khôn: Do răng khôn nằm sâu ở phía trong, khó vệ sinh sạch nên thức ăn dễ đọng lại ở kẽ, các mảng bám trên thân răng cũng hình thành nhiều hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng, lan vào tủy răng, lan xuống chân răng gây viêm chân răng.
- Viêm nướu răng khôn: Tình trạng này thường xuất hiện khi mọc răng khôn, làm nướu bị nhiễm trùng, nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khu vực nhiễm trùng có thể hình thành mủ và gây đau đớn.
- Do tủy răng: Tủy răng là phần trong cùng của răng, chứa dây thần kinh, mạch máu và các mô liên kết. Vi khuẩn thông qua vết nứt trên răng, lỗ răng sâu hoặc do nhiễm trùng quanh răng, xâm nhập vào tủy và lan đến chân răng, gây viêm chân răng và tạo thành mủ.
- Răng khôn mọc lệch: Răng mọc lệch khiến các mô nướu và răng bên cạnh bị tổn thương, có thể gây sưng đau và viêm nhiễm.
Sâu răng khôn gây viêm chân răng có mủ
Triệu chứng viêm chân răng khôn có mủ
Răng khôn bị viêm và có mủ sẽ gây ra cảm giác đau nhói ở chân răng hoặc lợi. Cơn đau xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng dần theo thời gian. Ngoài cơn đau, một số triệu chứng khác kèm theo như:
- Má sưng đỏ do sự tích tụ mủ và máu ở chân răng
- Đắng miệng do dịch mủ bị rò rỉ
- Hôi miệng
- Nhạy cảm với đồ ăn nóng hoặc lạnh nếu viêm chân răng có mủ xuất phát từ nguyên nhân gãy răng hoặc nứt răng
- Khó nhai nuốt, khó khép hai hàm răng lại
- Có thể bị cứng khớp hàm do dây thần kinh răng bị tác động trong quá trình ăn nhai.
Trong trường hợp không phát hiện và điều trị sớm, vi khuẩn có thể lan sang các khu vực khác và gây triệu chứng toàn thân như: Sốt, đau đầu, buồn nôn, sưng hạch bạch huyết ở khu vực cổ, khó thở…
Viêm chân răng khôn có mủ gây sưng đau khó chịu
Phương pháp điều trị viêm chân răng khôn có mủ
Viêm chân răng có mủ dù ở bất kì vị trí răng nào cũng đều không thể tự khỏi nếu không điều trị. Tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh, nha sĩ sẽ tiến hành các biện pháp điều trị phù hợp.
Nguyên tắc điều trị viêm chân răng khôn có mủ là:
- Cô lập ổ nhiễm trùng vùng chân răng khôn bằng thuốc kháng sinh
- Làm giảm các triệu chứng khó chịu do viêm chân răng khôn có mủ gây ra
- Loại bỏ ổ viêm nhiễm
Một số thủ thuật có thể được áp dụng để điều trị viêm chân răng khôn có mủ:
- Dẫn lưu túi mủ: Mục đích là loại bỏ ổ viêm ở chân răng khôn thông qua việc rạch một đường nhỏ trên túi mủ để dẫn lưu mủ và làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối.
- Điều trị tủy: Nha sĩ sẽ tiến hành khoan răng để làm sạch túi mủ và loại bỏ các nguy cơ nhiễm trùng, sau đó trám bít lại buồng tủy để tránh vi khuẩn xâm nhập vào phần sâu bên trong của răng.
- Nhổ răng: Trong trường hợp chân răng bị tổn thương nghiêm trọng, hoặc do răng khôn mọc lệch là nguyên nhân gây viêm nhiễm, nha sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng khôn.
- Điều trị viêm nướu, viêm quanh răng: Lấy cao răng, loại bỏ các mảng bám xung quanh chân răng và dưới nướu, giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
- Dùng thuốc: Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định cho bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng và đã lan sang các cơ quan khác. Thuốc giảm đau cũng được kê trong trường hợp bị đau nhức nặng và đau sau khi tiến hành các thủ thuật loại bỏ ổ viêm hoặc nhổ răng khôn.
- Loại bỏ dị vật: Nếu viêm chân răng khôn có mủ liên quan đến dị vật bị dính ở kẽ răng hoặc nướu răng, nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ dị vật, dẫn lưu túi mủ và làm sạch răng.
Thăm khám và điều trị viêm chân răng khôn có mủ
Chăm sóc răng miệng giúp giảm đau và phòng ngừa
Chăm sóc răng miệng thật tốt giúp hỗ trợ điều trị viêm chân răng khôn có mủ hiệu quả, đồng thời giúp phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm tái phát.
Một số biện pháp nên thực hiện ngay:
- Luôn đánh răng 2 lần/ngày: Lưu ý chải kỹ các bề mặt của răng, mỗi lần chải răng 2 phút với bàn chải lông mềm.
- Súc miệng sau khi đánh răng: Dùng nước muối sinh lý để súc miệng hoặc dùng nước ngậm răng miệng thảo dược để làm sạch tối ưu hơn.
- Chườm lạnh giảm đau: Viêm chân răng khôn có mủ thường gây cảm giác sưng đau khó chịu. Người bệnh có thể lấy đá chườm vào má ở khu vực răng bị đau trong khoảng 15 phút giúp hỗ trợ giảm đau và sưng tạm thời.
- Sử dụng tinh dầu: Một số loại tinh dầu như tinh dầu đinh hương, tinh dầu cỏ xạ hương có khả năng kháng khuẩn, chống viêm thường được dùng để giúp hỗ trợ giảm đau răng, giảm viêm chân răng có mủ. Cần pha loãng tinh dầu cùng với một chút dầu nền như dầu ô liu, dầu dừa hoặc dầu jojoba. Lấy tăm bông chấm hỗn hợp này bôi lên vùng chân răng khôn bị sưng viêm ngày 3 lần.
- Dùng xịt răng miệng thảo dược: Xịt dung dịch vào vùng chân răng có mủ giúp hỗ trợ giảm đau, giảm sưng hiệu quả. Dung dịch xịt răng miệng thảo dược hiện được nhiều người tin dùng là Xịt Răng Miệng Nhất Nhất. Sản phẩm có thành phần thảo dược tự nhiên, an toàn.
Lưu ý, viêm chân răng khôn có mủ là dạng bệnh lý nhiễm trùng và có thể lây lan sang các bộ phận khác. Vì vậy người bệnh nên đến gặp nha sĩ sớm để được điều trị, tránh các rủi ro không mong muốn.
XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |