Điểm mặt 8 vị trí trú ngụ của vi khuẩn gây hại nhà nào cũng có
Đây là những vật dụng quen thuộc mà mỗi người sử dụng hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết đó là nơi cư ngụ của hàng triệu vi khuẩn gây hại.
Điện thoại có chứa hàng triệu vi khuẩn gây hại
Từ lâu điện thoại đã là vật bất ly thân của mỗi người. Nó đi theo bạn từ phòng bếp, quán ăn đến... nhà vệ sinh, vì thế số lượng vi khuẩn trên điện thoại là nhiều vô kể.
Các loại vi khuẩn này có thể truyền sang tay và lan sang thức ăn rồi xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt, vi khuẩn còn có thể xâm nhập qua da từ màn hình mỗi lần bạn nghe điện thoại dẫn đến các vấn đề kích ứng, mụn phát sinh.
Điện thoại là nơi cư ngụ của hàng triệu vi khuẩn gây hại. Ảnh minh họa
Vì vậy, để bảo vệ bản thân, bạn nên vệ sinh điện thoại mỗi ngày, tốt nhất là không vừa ăn vừa dùng điện thoại. Đồng thời, bạn tuyệt đối không mang điện thoại vào nhà vệ sinh để hạn chế vi khuẩn phát tán mạnh hơn.
Mút rửa bát có thể nhiễm khuẩn Ecoli gây viêm màng não
Độ ẩm và thức ăn thừa bám trên mút rửa bát là môi trường vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mút rửa bát chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm như khuẩn Ecoli, khuẩn Samonella, tụ cầu khuẩn... gây bệnh đường ruột, nhiễm trùng da, viêm tủy xương, viêm màng não…
Thảm lau chân
Thảm lau chân cũng là vị trí cực tốt cho hàng triệu vi khuẩn trú ngụ. Bởi bàn chân của chúng ta đi khắp nơi rồi lại tiếp xúc với thảm nên vi khuẩn sẽ trực tiếp từ chân bám vào đó. Nếu không được vệ sinh thường xuyên thì mỗi lần lau chân như thế lại khiến cho chân bạn bẩn thêm đấy. Đặc biệt sau đó bạn cứ vô tư tha bàn chân bẩn đó lên giường, lên đệm, ghế salông... và vi khuẩn càng có dịp phát tán khắp nơi để gây bệnh.
Thảm lau chân cũng là vị trí lý tưởng của vi khuẩn. Ảnh minh họa
'Hiểm họa từ những thảm lau chân bẩn đã được rất nhiều chuyên gia sức khỏe cảnh báo. Do đó, tốt nhất là bạn nên giặt thảm thường xuyên, không nên để thảm bẩn đó hàng tuần, hàng tháng trời sẽ rước họa vào thân.
Thớt chế biến thức ăn
Trên bề mặt thớt là nơi ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm như E.coli, Salmonella và Campylobacter... Những loại vi khuẩn này đều có khả năng lây lan từ thớt sang thức ăn tổn hại đến sức khỏe nhất là ở những chiếc thớt cũ.
Hơn nữa, ở những chiếc thớt này còn có nhiều rãnh cắt sâu thì nguy cơ thức ăn bám dính trên bề mặt thớt càng cao và trở thành mồi ngon cho vi khuẩn tụ tập nhiều hơn.
Khăn lau đĩa/lau tay trong nhà bếp
Theo Linda Cobb, người sáng lập trang web Nữ hoàng lau dọn thì: "Vì mọi người gần như không rửa tay đủ lâu để tẩy uế nên phần lớn vi khuẩn lại chuyển nơi lưu trú từ tay sang khăn. Nếu bạn sử dụng khăn lau trong nhà bếp, hãy giặt nó vào cuối ngày và thay thường xuyên. Và nhớ giặt với nước nóng".
Kệ nhà bếp/phòng tắm
Đây là những nơi rất dễ tạo ra những mảng bám thiếu vệ sinh. Hãy chuẩn bị sẵn bình xịt và giẻ trong nhà để lau hàng ngày. Sau khi lau sạch phải phơi khô khăn để tránh nấm mốc và hạn chế việc phát tán vi khuẩn. Ngoài ra, bạn cũng nên lau tay nắm cửa, công tắc điện trong phòng tắm, phòng vệ sinh vì đây là nơi có lượng vi khuẩn rất lớn.
Điều khiển TV/điều hòa/quạt...
Vật dụng nhỏ bé này được bao phủ bởi bụi và vi khuẩn. Để tránh nguồn phát tán bệnh, bạn hãy chú ý lau dọn vào đầu ngày hoặc cuối ngày. Điện thoại di động cũng là thứ cần được lau hàng ngày.
Đáy túi/mặt dưới của ví
Đây là thứ ít khi được để ý đến nhưng hãy nhớ trong một ngày, bạn từng đặt chúng trên sàn, trên bàn ăn trong các nhà hàng, nhà vệ sinh công cộng, quầy hàng, kệ bếp,... những nơi không sạch sẽ. Vì vậy, bạn hãy lau đáy túi hoặc mặt dưới của ví để loại bỏ vi khuẩn. Ngoài ra, bạn cũng nên đổ rác hàng ngày, cho quần áo bẩn vào giỏ riêng thay vì vứt khắp nhà.