Đau thượng vị dạ dày về đêm là dấu hiệu của bệnh gì?

06-04-2023 16:18:05

Đau thượng vị dạ dày về đêm là hiện tượng đau ở vùng trên rốn, dưới ức, thường gặp ở người trưởng thành và đang có xu hướng ngày càng phổ biến.

Không chỉ là hiện tượng bình thường của cơ thể, đau thượng vị dạ dày về đêm có thể là dấu hiệu báo hiệu cơ thể đang gặp phải một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đa số trong đó liên quan tới các bệnh đường tiêu hóa

1. Đau thượng vị là cơn đau ở vị trí nào?

Thượng vị được xác định là điểm ở vùng bụng, có ranh giới từ phía xương ức hai bên sườn xuống tới rốn. Đau thượng vị chính là hiện tượng đau ở vùng thượng vị, có thể xảy ra sau khi ăn quá no hoặc vận động quá mức sau bữa ăn. Không chỉ đơn thuần là những triệu chứng đơn giản, không nguy hiểm, đau thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị một số bệnh như:

  • Viêm loét dạ dày - tá tràng.
  • Trào ngược dạ dày - thực quản.
  • Viêm thực quản.
  • Viêm tụy cấp.
  • Hội chứng ruột kích thích….

 

Bệnh nhân bị đau thượng vị thường trải qua cảm giác đau với các mức độ khác nhau, có khi chỉ là những cơn đau âm ỉ thoáng qua, nhưng cũng có khi cơn đau thượng vị trở nên cồn cào dữ dội khiến người bệnh mất ăn mất ngủ.

Lúc này, bệnh nhân nên tới ngay các cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh để tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân bị đau thượng vị

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng đau thượng vị vào ban đêm, chủ yếu tập trung vào một số bệnh lý đường tiêu hóa, cụ thể bao gồm:

  • Viêm loét dạ dày - tá tràng: Đau thượng vị là một trong số những triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Đi kèm với triệu chứng đau, nóng rát vùng thượng vị, bệnh nhân mắc phải căn bệnh cũng thường gặp một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua… Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị dứt điểm sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần, lâu dần dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày - thực quản: đây là một số những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng đau thượng vị vào ban đêm. Lúc này, van thực quản bị yếu đi, không ngăn được acid dịch vị dạ dày trào ngược lên vùng thực quản dẫn tới triệu chứng đau, bên cạnh đó là cảm giác nóng rát thực quản vì bị acid kích thích.
  • Viêm tụy cấp: Tụy là tuyến cơ quan chạy gần như ngang qua thành bụng sau từ phần xuống của tá tràng tới lách, ở sau dạ dày. Từ đầu tới đuôi, tuỵ chạy sang trái và hơi lên trên qua các vùng thượng vị và hạ sườn trái. Viêm tụy cấp là tình trạng tuyến tụy bị viêm khởi phát đột ngột, có thể do sỏi mật, nhiễm trùng, rối loạn miễn dịch hoặc sử dụng quá nhiều rượu trong thời gian dài. Cơn đau do viêm tụy cấp thường khởi phát tại vùng thượng vị, đau nhiều hơn vào ban đêm, sau đó cơn đau lan tỏa ra vùng lưng. Đồng thời, bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, đầy bụng, tim đập nhanh,...
  • Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích là bệnh lí có thể do sự rối loạn chức năng ruột do rối loạn dinh dưỡng, mất cân bằng vi sinh đường ruột… hoặc cũng có thể do căng thẳng thần kinh. Người mắc hội chứng ruột kích thích có thể gặp phải tình trạng đau vùng thượng vị vào ban đêm.
  • Tình trạng khó tiêu: Hội chứng này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau vùng thượng vị, ợ hơi, bụng đầy hơi phình to sau khi ăn. Thông thường, thức ăn sẽ được phân chia bởi tác dụng của dịch vị dạ dày, tuy nhiên vì một lý do nào đó mà thức ăn không bị phân chia sẽ không thể hấp thu, bị tích lại ở dạ dày. 
  • Tổn thương ở túi mật: Đau thượng vị vào ban đêm còn là một triệu chứng của tình trạng tổn thương ở túi mật, cụ thể là viêm đường dẫn mật. Đây là hiện tượng đường dẫn mật bị nhiễm trùng với các biểu hiện như đau ở vùng hạ sườn lan dần xuống thượng vị, khó tiêu, tăng thân nhiệt, buồn nôn, nước tiểu vàng,... Bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể gặp phải  nhiều biến chứng nghiêm trọng như vỡ túi mật, viêm gan mật, hoại tử túi mật, ung thư đường mật,...
  • Ung thư dạ dày: Khi bệnh nhân bị ung thư dạ dày, các khối u ác tính là yếu tố kích thích dạ dày tăng sinh acid dịch vị quá mức, không chỉ gây kích ứng niêm mạc dạ dày tại chỗ mà còn đẩy acid lên thực quản, từ đó dẫn tới cảm giác đau thượng vị.

 

3. Các triệu chứng thường gặp khi bị đau thượng vị

Triệu chứng của đau thượng vị rất đa dạng, nặng nhẹ khác nhau tùy theo nguyên nhân,thể trạng cơ thể, thời gian mắc phải của bệnh nhân. Có thể liệt kê một số triệu chứng điển hình của các cơn đau thượng vị như sau:

  • Đau tức vùng ức đi kèm với khó thở, tức ngực, buồn nôn và nôn, ợ nóng, ợ hơi.
  • Đau âm ỉ, râm ran vùng thượng vị: đau ở mức độ còn nhẹ, chủ yếu gây bất tiện, khó chịu trong công việc và sinh hoạt cho người bệnh.
  • Một số trường hợp đau thượng vị nặng hơn có thể có cảm giác đau nhói, đau tức vùng thượng vị, thậm chí cơn đau lan ra sau lưng. 
  • Nóng rát, cồn cào dạ dày, mệt mỏi, chướng bụng. Triệu chứng này tăng lên nhất là sau khi ăn phải những thức ăn có tính kích thích như đồ ăn nóng, chua cay….
  • Một số trường hợp bệnh nhân đau thượng vị có xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài liên tục.

4. Cách giảm đau thượng vị hiệu quả

Đau thượng vị nhìn chung là hiện tượng tương đối phức tạp, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau do đó muốn chữa trị đúng cách bệnh nhân cần được phát hiện chính xác nguyên nhân, từ đó được đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, tác động vào nguyên nhân gây bệnh mới có thể giúp giảm triệu chứng hiệu quả và bền vững, hạn chế tình trạng tái phát.

Đối với đau thượng vị mới gặp và nhẹ, một số mẹo giảm đau truyền thống có thể mang lại hiệu quả tuy nhiên với các trường hợp nặng hơn và kéo dài hơn, bệnh nhân nên đi tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp nhất, tránh để lâu dễ gặp các biến chứng nguy hiểm. 

4.1. Các mẹo giảm đau truyền thống.

Đối với các trường hợp đau thượng vị dạ dày nhẹ, có nguyên nhân do chế độ ăn uống thiếu khoa học, căng thẳng thần kinh kéo dài, việc áp dụng một số mẹo truyền thống để giảm đau có thể cho tác dụng tương đối tốt, an toàn và lành tính bao gồm:

  • Chườm ấm thượng vị: Lấy một ít nước ấm, cho vào túi chườm, xoa lên vị trí bị đau. Hơi ấm giúp giảm bớt cơn đau vùng thượng vị một cách hiệu quả;
  • Uống nước mật ong: Dành cho bệnh nhân có  vết loét niêm mạc dạ dày. Người bệnh có thể lấy một thìa mật ong, pha với nước ấm rồi uống để làm giảm đau thượng vị về đêm.
  • Uống nước gừng ấm: Gừng là thảo dược có tác dụng rất tốt dành cho các bệnh nhân dạ dày. Các hoạt chất trong gừng còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý ở dạ dày nên sẽ làm giảm cơn đau quặn ở thượng vị.
  • Uống trà hoa cúc, trà bạc hà: có tác dụng giãn cơ trơn ở dạ dày và thực quản, giúp đẩy lùi cơn đau và cải thiện bệnh trào ngược dạ dày.

 

4.2. Giảm đau thượng vị dạ dày bằng thuốc Tây Y

Bởi vì đa số trường hợp đau thượng vị về đêm là do các bệnh dạ dày, do đó điều trị theo Tây y thường sử dụng các thuốc giảm tiết acid dịch vị, bao vết loét, kháng sinh cũng như các thuốc giảm đau để làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Sử dụng Tây y cho hiệu quả ngay tức thì, bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng nhưng không tác động vào nguyên nhân thực sự gây bệnh do đó hiệu quả không được lâu dài và tình trạng đau thượng vị vẫn thường xuyên tái phát.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng các thuốc tân dược khiến bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như suy gan, thận, rối loạn tiêu hóa...

4.3. Giảm đau thượng vị hiệu quả bằng sản phẩm Đông Y 

Hiện nay, xu hướng sử dụng thảo dược trong việc điều trị các bệnh đường tiêu hóa, trong đó có hiện tượng đau thượng vị đang dần trở nên phổ biến bởi tác động toàn diện, tác dụng trên cả nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cũng như tính chất an toàn, lành tính khi sử dụng.

Các thuốc Đông y giúp từ từ thay đổi cơ địa, bình can, kiện tỳ vị, an thần, ôn bổ dưỡng khí vừa điều trị vừa ngăn ngừa hiệu quả bệnh tái phát. Tuy nhiên, hiện nay không phải cứ thuốc Đông y là sẽ chữa khỏi được đau thượng vị dạ dày. Thị trường thuốc Đông y có rất nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm, không cho tác dụng rõ rệt. 

Chính vì vậy, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm đạt chuẩn Đông y thế hệ 2, là sản phẩm được sản xuất từ dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao tại nhà máy chuẩn GMP - WHO, bào chế theo bài thuốc bí truyền, được nghiên cứu lâm sàng đầy đủ, cho hiệu quả rõ rệt, có thể cạnh tranh với thuốc Tây y trong điều trị, kể cả trong các trường hợp bệnh nặng, mãn tính lại an toàn, không tác dụng phụ. 

DS Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //