Đau nửa đầu trái là bị bệnh gì?
Đau đầu là triệu chứng mà nhiều người mắc phải, không chỉ làm người bệnh khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh tật nguy hiểm. Chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi gửi về hộp thư tư vấn đó là “đau nửa đầu bên trái là bị bệnh gì?”
1. Đau nửa đầu là gì?
Đầu của chúng ta bao gồm não bộ và các hệ thống các mạch máu, thần kinh, xương sọ… Đau nửa đầu trái hay bên phải là một loại bệnh thần kinh mà y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng.
Có hai nguyên nhân có thể dẫn đến đau nửa đầu đó là đau đầu nguyên phát (do chúng ta bị căng thẳng, lo âu, thiếu ngủ, thiếu nước...) và đau đầu thứ phát (xảy ra khi các dây thần kinh bị kích thích do viêm nhiễm, các khối u xâm lấn, thiếu máu hoặc các bệnh lý dị dạng mạch máu như tắc mạch, giãn mạch…).
Người bệnh thường cảm thấy dau nhói dữ dội vùng đầu một bên và theo chu kỳ vài lần trong năm cho đến vài lần trong một tháng, trong một tuần tùy theo mức độ của bệnh.
2. Đau nửa đầu là dấu hiệu của bệnh gì?
Nếu không phải là đau đầu nguyên phát, các bệnh lý dưới đây có thể là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau đầu:
- Đau nửa đầu Migraine (gây ra bởi sự co giãn bất thường của các mạch máu não). Ở những người có nồng độ Serotonin thấp, vùng đầu rất nhạy cảm với sự thay đổi của Serotonin (chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ điều hòa giấc ngủ, tâm trạng và cảm giác đau).
Các yếu tố như stress, mất ngủ, dùng nhiều thực phẩm như chocolate, caffeine, rượu bia, mỳ chính…); chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ hay thời tiết thay đổi đột ngột đều có thể là nguyên nhân khiến Serotonin thay đổi đột ngột làm cho các mạch máu não bị co giãn bât thường gây ra các cơn đau dữ dội, thậm chí đau buốt.
Người bệnh thường miêu tả các cơn đau này bằng cảm giác giật nhói mạnh như mạch đập, dần dần đau lan hết cả nửa đầu bên trái hoặc bên phải rồi lan sang cả bên còn lại. Cơn đau có thể kéo dài vài tiếng đến vài ngày khiến cho người bệnh buồn nôn, sợ tiếng động, nhạy cảm với ánh sáng chói và cơn đau càng nghiêm trọng khi vận động mạnh nên chúng ta chỉ muốn được nằm nghỉ ngơi.
- Triệu chứng của bệnh đột quỵ: Những người bị xơ vữa mạch máu, lòng mạch bị chít hẹp làm giảm lưu lượng máu lên não, một số người bị cục máu đông hay phình, giãn mạch máu gây vỡ mạch, đột quỵ cũng xuất hiện các cơn đau nửa đầu dữ dội.
3. Điều trị bệnh đau nửa đầu như thế nào?
Với những người đau nửa đầu do các nguyên nhân không phải bệnh lý, các bác sĩ chủ yếu sử dụng các loại thuốc cắt cơn đau và ngăn ngừa sự quay lại của triệu chứng đau chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn kể cả là người lớn hay bà bầu bị đau nửa đầu, có nghĩa là không hề có thuốc trị đau nửa đầu như nhiều người vẫn tìm kiếm.
Bác sĩ cũng có thể sử dụng các thuốc giúp điều hòa nồng độ Serotonin kết hợp với thuốc giảm co thắt cơ trơn mạch máu não và vận mạch. Tác dụng của các thuốc này chỉ tức thời và không có tác dụng ngăn bệnh trở lại, hơn nữa, việc lạm dụng thuốc Tây gây gánh nặng cho gan, thận, dạ dày, lâu dần ngưỡng chịu đau của bệnh nhân giảm sút, tần suất và cơn đau ngày càng mạnh hơn.
Các cơn đau đầu do bệnh lý mạch máu, thần kinh, khối u gây ra cần được thăm khám để biết được tình trạng bệnh và can thiệp bằng các thuốc đặc trị thậm chí phải phẫu thuật.
Khi thường xuyên bị đau nửa đầu dù đã có kê đơn của bác sĩ thì bạn cũng nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, loại bỏ những thực phẩm có thể gây ra các cơn đau, bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hạn chế đồ ăn nhanh và các chất kích thích.
Như vậy, muốn biết rõ được nguyên nhân đau nửa đầu bên trái là bệnh gì bạn cần thăm khám cụ thể tại các cơ sở y tế uy tín và tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn.
Nếu bệnh đau đầu của bạn không quá nghiêm trọng và không diễn ra thường xuyên, bạn có thể sử dụng một vài loại thuốc không kê đơn như aspirin, paracetamol… hoặc một số loại thuốc thảo dược có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, tăng cường sức khỏe (an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ). Nếu cần thêm bất kỳ thông tin gì, bạn đọc hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi để nhận được giải đáp của các chuyên gia.