Đau đầu sốt: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả
Tình trạng đau đầu sốt là một trong những vấn để sức khỏe mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ gặp phải. Để xử trí được tình trạng này nhanh chóng cần tìm hiểu nguyên nhân.
Đau đầu sốt có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?
MỤC LỤC
Tìm hiểu về tình trạng đau đầu và sốt
Nguyên nhân gây đau đầu sốt
Cách khắc phục tình trạng sốt đau đầu an toàn, hiệu quả
Tìm hiểu về tình trạng đau đầu và sốt
Đau đầu là cảm giác đau âm ỉ tối đau nhức dữ dội, đau thắt xuất hiện ở vùng đầu, xảy ra khi các thụ thể cảm giác trên hệ thần kinh trung ương bị kích thích.
Nó có thể liên quan tới một kích thích cơ học (thiếu máu, phù nề, viêm nhiễm hay chèn ép) nhưng cũng có thể xuất phát từ một kích thích hóa học (hoạt động của các chất trung gian hóa học trong phản ứng viêm).
Một người được xác định là sốt khi có nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn so với khoảng dao động thân nhiệt bình thường (36.5–37.5 °C).
Sốt thường là đáp ứng của cơ thể đối với một tình trạng nhiễm trùng, kéo dài hơn 2 đến 3 ngày.
Ngoài ra, tình trạng tăng thân nhiệt cũng có thể liên quan tới những bệnh lý không nhiễm trùng khác, hoặc khi tiếp xúc với nước nóng, tập thể dục, sau chích ngừa hoặc khóc nhiều.
Đau đầu và sốt thường xuất hiện cùng nhau, thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nguyên nhân gây đau đầu sốt
Có rất nhiều vấn đề sức khỏe có thể dẫn tới tình trạng đau đầu và sốt. Trong đó các nguyên nhân phổ biến nhất đó là:
Cảm lạnh và cúm
Cảm lạnh thông thường và cúm đều gây triệu chứng đau đầu, mệt mỏi và sốt cao. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải các dấu hiệu sức khỏe khác như: ngạt mũi, sổ mũi, ớn lạnh, mất vị giác, đau nhức cơ thể...
Trong hầu hết các trường hợp, đau đầu và sốt thường khỏi trong vòng một tuần mà không gây ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu sốt cao không hạ kèm theo đau đầu kéo dài, đặc biệt là ở người già, trẻ nhỏ, có nguy cơ cao gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi nặng, viêm xoang, nhiễm trùng tiết niệu, phù não, suy chức năng gan thậm chí tử vong.
Cảm lạnh và cúm gây sốt và đau đầu
Nhiễm khuẩn
Bất cứ tình trạng nhiễm khuẩn nào cũng có thể dẫn tới phản ứng viêm và khiến thân nhiệt tăng và gây các triệu chứng nhức đầu dữ dội, đau cơ, đổ mồ hôi, ớn lạnh, khó thở, hụt hơi, ho...
Một số trường hợp nhiễm khuẩn phổ biến hay gặp nhất là: nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp…
Dị ứng
Dị ứng do tiếp xúc với tác nhân dị ứng (lông động vật, thức ăn, bụi mịn, hóa chất) có thể gây đau đầu, đặc biệt là tình trạng đau nửa đầu. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác như nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục, mũi và miệng sưng đỏ…
Bên cạnh đó, dị ứng thường dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, dẫn đến sốt và đau đầu.
Say nắng
Say nắng, say nóng khiến cơ thể tăng thân nhiệt, mất nước, hoa mắt chóng mặt, sốt và nhức đầu. Bên cạnh đó, tùy vào mức độ say nắng, người bệnh có thể xuất hiện kèm theo các dấu hiệu như tăng nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực, tay chân rã rời, khó thở, sốt nhức đầu… thậm chí hôn mê, trụy tim.
Khi bị say nắng, điều quan trọng là cần làm hạ nhiệt, bù nước và điện giải kịp thời để tránh mất nước nghiêm trọng dẫn tới trụy tuần hoàn.
Viêm màng não
Viêm màng não xảy ra khi nhiễm trùng xảy ra tại vị trí lớp lót xung quanh não và tủy sống. Nguyên nhân chủ yếu thường do virus gây ra, tuy nhiên, trong một số trường hợp viêm màng não có thể do vi khuẩn hoặc nấm gây ra.
Sốt cao kèm đau đầu nghiêm trọng là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm màng não.
Đau đầu do viêm màng não thường dữ dội, chóng mặt, sợ âm thanh và ánh sáng, uống thuốc giảm đau không đỡ, cổ cứng, nôn, sốt cao.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, khởi phát nhanh và đột ngột, thường khó phát hiện do trẻ nhỏ chưa biết diễn tả bệnh của mình.
Viêm màng nào là một trong những bệnh lý nguy hiểm, diễn biến phúc tạp và nguy cơ biến chứng cũng như tử vong cao. Hiện nay đã có vacxin phòng viêm màng não do virus.
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, lây truyền và gây bệnh cho người thông qua vật chủ trung gian là muỗi vằn. Đấy là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, khởi phát đột ngột bởi những cơn sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, chảy máu cam, xuất huyết dưới da...
Bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn và thường tự khỏi sau 7-10 ngày kể từ khi bị nhiễm virus. Những đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc người suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao gặp phải biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng.
Những biến chứng thường gặp nhất bao gồm xuất huyết nội tạng, tụt huyết áp, rối loạn đông máu thậm chí suy đa tạng và tử vong.
Đau đầu và sốt là triệu chứng cơ bản của sốt xuất huyết
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp hay viêm đa khớp dạng thấp là một dạng bệnh lý rối loạn tự miễn thường gặp nhất, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các mô bình thường.
Các biểu hiện chính của bệnh là sưng nhức và đau khớp, dị dạng khớp, cứng khớp, hạn chế chuyển động…
Trong một vài trường hợp, cơn đau khớp có thể dẫn tới sốt, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn…
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc động kinh, kháng sinh… có thể gây tác dụng phụ như sốt đau đầu.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp những triệu chứng khác như khó tập trung, thay đổi tâm trạng, luôn cảm thấy bồn chồn lo lắng không lý do, buồn nôn, suy giảm trí nhớ…
Tiêm phòng vắc xin
Đau đầu sốt là những triệu chứng phổ biến sau khi bạn tiêm phòng vắc xin do hệ miễn dịch phản ứng với vaccin để tạo miễn dịch đặc hiệu.
Tùy theo từng loại vacxin khác nhau và hoạt động miễn dịch cơ thể mà mỗi người có thể có các triệu chứng khác nhau.
Bên cạnh sốt và đau nhức đầu, một số biểu hiện khác thường gặp nhất là buồn nôn, phát ban, không cảm thấy ngon khi ăn, cơ thể mệt mỏi ớn lạnh, sưng nhẹ ở vị trí tiêm…
Ung thư
Bất kỳ căn bệnh ung thư nào cũng có thể gây sốt do cơ thể phản ứng lại với tình trạng có khối u, nhiễm trùng bên trong.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc, hóa trị hay xạ trị đều có thể gây nên các tác dụng phụ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, sốt đau đầu, chán ăn…
Cách khắc phục tình trạng sốt đau đầu an toàn, hiệu quả
Với các trường hợp sốt cao kèm theo đau đầu dữ dội, co giật hoặc các dấu hiệu nguy hiểm khác, bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi tại bệnh viện.
Nếu sốt đau đầu không quá nghiêm trọng, hầu hết người bệnh có thể tự điều trị chăm sóc tại nhà. Một số cách khắc phục sốt đau đầu nhanh chóng, an toàn tại nhà bao gồm:
Các biện pháp hạ sốt
Dùng thuốc hạ sốt: Nếu sốt chưa rõ nguyên nhân, có thể hạ sốt tại nhà bằng cách sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn như paracetamol, aspirin hoặc ibuprofen…
Chườm ấm: đây là phương pháp hạ sốt dựa trên nguyên lý tác động từ bên ngoài làm giảm dần nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ có tác dụng làm giãn nở lỗ chân lông trên cơ thể, giãn các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng lưu thông máu. Nhờ vậy mà giúp tăng khả năng tản nhiệt của cơ thể, hạ thân nhiệt nhanh chóng hơn.
Sử dụng miếng dán hạ sốt: miếng dán hạ sốt giúp hạ thân nhiệt theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể rồi khuếch tán ra bên ngoài nhờ thành phần Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên. Đây là phương pháp giúp làm mát cơ thể và hạ nhiệt độ nhanh chóng, sử dụng an toàn đối với cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trưởng thành. Đặc biệt hiệu quả duy trì trong vòng 10 tiếng liên tục, giảm nhu cầu sử dụng thuốc hạ sốt của người bệnh. Mỗi miếng dán được đóng trong bao bì kín riêng biệt, sử dụng ngay khi mở, đảm bảo hiệu quả tối ưu cho mỗi lần sử dụng và có thể bảo quản lâu dài.
Hiện miếng dán hạ sốt đã có mặt rộng rãi và dễ dàng tìm mua tại hiệu thuốc toàn quốc và với giá thành vô cùng phải chăng.
Bù nước và điện giải
Sốt có thể khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước và điện giải. Vì vậy bệnh nhân cần đảm bảo được bù nước và điện giải.
Uống nhiều nước hơn sẽ giúp tình trạng sốt và mệt mỏi được cải thiện nhanh chóng hơn.
Ngoài uống nước lọc, người bệnh có thể bổ sung nước và điện giải bằng dung dịch Oresol, nước trái cây ép như nước cam ép, nước dừa...
Chế độ dinh dưỡng
Hạn chế rượu bia và các chất kích thích, không nên ăn các loại đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, chế biến phức tạp hay quá nhiều gia vị.
Thay vào đó, nên ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, đặc biệt nên bổ sung rau xanh và trái cây nhiều vitamin C để tăng cường sức khỏe cũng như miễn dịch.
Ngoài ra sử dụng một số loại trà thảo dược như trà gừng, trà mật ong - quế, trà đinh lăng... có tác dụng rất tốt trong việc giải cảm, an thần, giảm đau đầu và đau nửa đầu.
Miếng dán hạ sốt Sakura
|