Chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Quay cuồng chóng mặt kèm theo tình trạng nôn, buồn nôn, chân tay bủn rủn gây hạn chế hoạt động và khiến bản thân ốm yếu. Vậy đâu là những căn nguyên gây nên những triệu chứng khó chịu trên. Mức độ nguy hiểm ra sao và có những phương pháp chữa trị như nào để chấm dứt được tình trạng này.
I - Chóng mặt kèm theo buồn nôn, tay chân bủn rủn là bệnh gì?
Các triệu chứng này ập đến khiến nhiều người mệt mỏi, đuối sức, suy giảm chất lượng cuộc sống. Căn bệnh này rất thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ những người trẻ tuổi đến trung niên, cao tuổi. Thực tế lý do gây ra chóng mặt, buồn nôn, bủn rủn chân tay rất đa dạng.
1. Rối loạn tiền đình
Theo y học, tiền đình là cơ quan có chức năng giúp cơ thể giữ được trạng thái cân bằng trong mọi hoạt động cũng như các tư thế, sinh hoạt thường ngày. Khi tiền đình hoạt động kém, máu huyết và các dưỡng chất không lưu thông được đến đây dẫn đến rối loạn gây mất cân bằng hệ thống. Từ đó khiến cơ thể đi đứng không vững, chóng mặt, buồn nôn…
Đây là nguyên nhân chủ yếu, chiếm đến 80% gây ra các cơn chóng mặt, hoa mắt, đầu óc quay cuồng. Nếu không được phát hiện nhanh và chữa trị đúng hướng có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn.
2. Thiếu máu não
Đây là nguyên nhân sâu xa hơn của rối loạn tiền đình. Máu lên não kém, cụ thể là máu không được vận chuyển đầy đủ đến hệ tiền đình khiến cho oxy và các chất nuôi dưỡng tiền đình cũng bị giảm. Khi hệ tiền đình bị những tác động tiêu cực như vậy sẽ sinh ra các triệu chứng đầu óc quay cuồng, kém tập trung; nôn và buồn nôn, chân tay bủn rủn đi đứng không vững…
Thiếu máu não xuất hiện cả ở những người trẻ tuổi do ảnh hưởng từ môi trường sống và chế độ sinh hoạt không hợp lý nhưng ít người chú ý đến.
3. Huyết áp thấp
Khi huyết áp bị hạ xuống một cách đột ngột, điều này khiến cho não cũng như các cơ quan trong cơ thể không nhận được đủ lượng máu,, oxy và các dưỡng chất cần thiết.
Vì thế người bệnh khi bị hạ huyết áp thường gặp hiện tượng hoa mắt, nhìn không rõ nét; chóng mặt đột ngột quay cuồng. Những người hay bị huyết áp thấp, người già có bệnh mạn tính kèm theo cần chú ý. Để kiểm soát nhanh cơn chóng mặt, buồn nôn trong trường hợp này; người bệnh nên nằm xuống nghỉ ngơi, uống các loại nước có tính ấm như: trà gừng, ăn/ uống đồ ngọt, nước đường…
4. Suy nhược cơ thể
Ở người bị suy nhược cơ thể thường kéo theo tình trạng thiếu máu, máu không được vận chuyển đi khắp cơ thể, trong đó có cả não bộ. Vì vậy người bị suy nhược rất dễ bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn, đi đứng loạng choạng.
Ngoài ra những người bị suy nhược sức khỏe yếu, cơ thể không đủ dinh dưỡng, người gầy gò, sụt cân nên thường xuyên ốm yếu, mệt mỏi, hay đau đầu, chân tay bủn rủn.
5. Tiểu đường
Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu thường rất hay gặp ở những người bị tiểu đường. Tình trạng đường máu quá cao hoặc quá thấp, mất nước, tác dụng phụ của thuốc ở người tiểu đường đều là các nguyên nhân khiến người bệnh mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt; chân tay bủn rủn, khó thở…
Những cơn chóng mặt tái phát thường xuyên hay chỉ thoáng qua cũng cần phải được can thiệp và điều trị đúng hướng để đạt hiệu quả tận gốc,
6. Bệnh Insulinoma
Bệnh còn được gọi là u tụy nội tiết - căn bệnh hiếm gặp, tiết ra insulin quá nhiều làm hạ đường huyết. Đường giúp cơ thể có năng lượng duy trì và thực hiện mọi hoạt động nên khi mức đường huyết xuống thấp cơ thể mệt mỏi, khó chịu, bị chóng mặt, đau đầu, buồn nôn; chân tay bủn rủn, thị lực giảm
7. Bệnh Meniere
Hay còn được gọi là hội chứng rối loạn thính lực, là một bệnh lý gây rối loạn bên trong tai. Theo y học hiện đại, tai người là cơ quan cấu trúc phức tạp, hệ tiền đình nằm phía sau ở hai bên ốc tai.
Khi bên trong tai gặp các vấn đề, nó sẽ khiến hệ thống tiền đình gửi các thông tin dẫn truyền lên não bị sai lệch, Từ đó dễ dẫn đến các trạng thái hoa mắt, chóng mặt, nôn và buồn nôn.
8. Bệnh BPPV
Hay còn được gọi là chóng mặt kịch phát lành tính, là trạng thái tiền đình rối loạn khi thay đổi vị trí đột ngột.
Mỗi người chúng ta chắc hẳn từng có ít nhất một lần bị quay cuồng, chóng mặt khi đột ngột chuyển tư thế đang ngồi lâu bỗng chốc mau chóng đứng lên đột ngột, đang nằm liền ngồi dậy thật nhanh hay gồng mình, vặn mình… Các cơn chóng mặt này không xuất hiện liên tục mà thành từng đợt, từng lúc. Những lần như vậy, người bệnh thường hốt hoảng lo sợ, choáng váng, bủn rủn chân tay không nhìn thấy rõ mọi vật; nhanh chóng muốn tìm một nơi bám vào để không bị té ngã.
II - Phải làm sao khi bị chóng mặt buồn nôn chân tay bủn rủn
Chóng mặt, bủn rủn tay chân, buồn nôn gây khó chịu, ốm yếu, suy giảm sức khỏe khiến người bệnh hoang mang, lo sợ. Vậy khi gặp những trường hợp này chúng ta nên cần làm ngay những việc gì để kiểm soát tình trạng chóng mặt.
1. Nghỉ ngơi
Khi gặp cơn chóng mặt buồn nôn, chân tay bủn rủn kéo đến thì các bạn cần hết sức bình tĩnh ngồi hoặc nằm xuống để nghỉ ngơi. Nhắm mắt lại và thực hiện thở sâu, chậm rãi nhẹ nhàng trong vòng vài phút. Chúng ta nên chọn nằm ở chỗ râm, có bóng mát, nên nhớ không được cử động mạnh.
Ngoài ra chúng ta có thể uống một tách trà gừng ấm hay nước mật ong pha thêm chút đường để làm vơi đi những cảm giác khó chịu.
Nếu bạn hay bị chóng mặt, buồn nôn, thấy mọi vật quay cuồng khi thức dậy thì tối hôn trước khi ngủ nên dùng nhiều gối kê đầu, nằm ngửa, không nghiêng về một bên.
2. Sử dụng thuốc trị chóng mặt
Chỉ có những người trải qua cảm giác chóng mặt do rối loạn tiền đình đeo bám hằng ngày, thậm chí nhiều phen gặp tai nạn nguy hiểm mới ý thức được nỗi cấp bách trong việc tìm kiếm một phương pháp chữa trị hiệu quả, triệt để.
2.1. Chữa chóng mặt bằng Tây y
Nhiều người khi thường xuyên bị những cơn chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn thường sốt sắng, hoang mang tìm đến tân dược để chấm dứt nhanh mọi triệu chứng khó chịu.
Một số các nhóm thuốc cho tác dụng khá nhanh giúp giảm chóng mặt như dòng thuốc kháng histamine; thuốc chống buồn nôn, an thần… Tuy nhiên phương án chữa trị này không triệt để do chưa giải quyết được căn nguyên gốc rễ là hệ tiền đình bị thiếu máu huyết, dưỡng chất nên rất hay bị lại. Người bệnh phải dùng thuốc thường xuyên, tốn kém và gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
2.2. Chữa chóng mặt bằng Đông y
Chữa theo Đông y an toàn, ít bị tác dụng phụ nên nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh về máu huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu lên hệ thần kinh. Đây là phương pháp an toàn, lành tính mang lại hiệu quả lâu bền, thích hợp với cơ địa của nhiều người.
Tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần là các sản phẩm bổ huyết, hoạt huyết của Đông y thông thường cũng mang lại hiệu quả song không thực sự chuyên sâu nên tác dụng không rõ rệt, quá trình chữa trị mất nhiều thời gian. Chưa kể thị trường Đông y bây giờ tràn lan có nhiều sản phẩm chưa được kiểm chứng về hiệu quả cũng như chất lượng nguyên liệu. Khi dùng không đem lại hiệu quả mà còn gây hại cho sức khỏe.
2.3. Chữa chóng mặt theo Đông y thế hệ 2
Các sản phẩm Đông y thế hệ 2 mang lại hiệu quả cao, nhiều tiện lợi so với dòng Đông y thông thường. Đây là dòng sản phẩm điều trị chủ đạo, dùng cho cả bệnh nặng lại được bào chế dưới dạng viên nén rất dễ sử dụng, không cần phải đun sắc mất thời gian.
Lựa chọn chữa chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn bằng Đông y thế hệ 2 hiện đang là hướng đi được nhiều người lựa chọn. Sản phẩm được sản xuất với nguồn dược liệu cao, nghiên cứu lâm sàng đầy đủ tại các bệnh viện lớn.
Viên trị chóng mặt Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 có cơ chế hoạt huyết, bổ huyết giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu lên não, cung cấp các dưỡng chất đến các tế bào thần kinh giúp hệ tiền đình phục hồi chức năng ổn định, đẩy lùi các cơn chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.
III - Lưu ý để hạn chế chóng mặt buồn nôn chân tay bủn rủn
1. Sinh hoạt điều độ
Song song với việc dùng thuốc, bản thân mỗi chúng ta cần thực hiện một cách khoa học, đúng đắn chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh thường ngày. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp giảm thiểu chứng chóng mặt:
- Biết cách sắp xếp thời gian biểu hợp lý giữa công việc và cuộc sống. Cần ngủ đủ giấc mỗi ngày, tốt nhất không nên thức khuya, thiếu ngủ dẫn đến căng thẳng khiến người chóng mặt, quay cuồng, mất năng lượng.
- Ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng, tránh bỏ bữa. Hằng ngày nên uống đủ nước để tránh cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, quay cuồng. Tốt nhất nên ăn ít đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ uống chứa chất kích thích.
- Mỗi ngày bạn có thể bớt chút thời gian để tập các bài tập nhằm hỗ trợ cải thiện và nâng cao chức năng tiền đình. Đồng thời kết hợp thêm các bài tập rèn luyện thể chất nhẹ nhàng khác như đi bộ, đi xe đạp, yoga… giúp khí huyết không bị ứ trệ, lưu thông dễ dàng đến các cơ quan trong cơ thể.
2. Dùng thực phẩm tốt cho sức khỏe
- Vitamin B6: Có thể bổ sung qua một số loại thực phẩm sau: Thịt gà bỏ da, cá, cam, táo, chuối, đu đủ, bơ, óc chó, hạnh nhân, khoai tây, khoai lang, các loại đậu, cà chua, bí ngô, rau bina, ngũ cốc…
- Một số loại thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, chanh, bưởi, kiwi, dứa, súp lơ xanh, dâu tây, đu đủ, ca chua, rau cải xoăn, ớt đỏ, ổi… rất tốt cho việc điều trị chứng rối loạn tiền đình.
- Ngoài ra Acid folic đặc biệt hữu ích và cần thiết đối với người già bị chóng mặt tiền đình.
Hi vọng qua bài viết trên bạn đã tìm hiểu được nguyên nhân của chứng Chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn & những phương pháp điều trị cũng như cách phòng tránh. Liên hệ ngay với 5 Nhất Nhất nếu bạn có thắc mắc, câu hỏi nào khác nhé.