Chỉ dẫn giải quyết nhanh tình trạng bị đau răng dữ dội

18-08-2022 16:01:36

Bị đau răng dữ dội gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tìm hiểu các nguyên nhân gây đau nhức răng để tìm ra giải pháp điều trị kịp thời.

Tìm hiểu các nguyên nhân gây bị đau răng dữ dội

Những nguyên nhân khiến răng đau nhức

1. Do sâu răng

Sâu răng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau nhức răng âm ỉ, đau tăng lên khi ăn uống khiến người bệnh không muốn ăn, khó ngủ.

Thông thường, khoang miệng chứa hàng tỉ loại vi khuẩn tốt và xấu, nếu sau khi ăn uống mà không vệ sinh răng miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xấu phát triển, các mảng bám cao răng hình thành, tấn công men răng, dần dần phá hủy cấu trúc răng, hình thành các lỗ sâu răng gây đau nhức.

Để điều trị sâu răng, người bệnh cần đến gặp nha sĩ để hàn trám răng sâu. Đây cũng là biện pháp duy nhất giúp ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng, giúp bảo vệ răng tối ưu.

Sâu răng là nguyên nhân chính gây đau răng

2. Viêm tủy

Khi răng bị sâu mà không điều trị sớm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công sâu vào bên trong răng, gây ra tình trạng viêm tủy. Tủy răng chứa nhiều dây thần kinh, nếu tủy răng bị viêm sẽ  gây ra tình trạng đau răng dữ dội, khiến người bệnh mất ăn mất ngủ. Nếu viêm tủy không điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như áp xe răng, mất răng…

Để điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch ống tủy bị viêm và trám răng lại để ngăn vi khuẩn tấn công sâu vào phía trong răng.

3. Áp xe răng

Bị đau răng cũng có thể do áp xe răng. Đây là tình trạng chân răng xuất hiện mủ do biến chứng của nhiễm trùng răng miệng. Tình trạng này thường xuất hiện ở người có răng bị sứt mẻ, răng sâu chạm tủy và không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Khi đó, vi khuẩn len lỏi, phá hủy tủy răng, gây nhiễm trùng răng, làm chân răng bị viêm và xuất hiện mủ. Nếu không chữa sớm, mủ xuất hiện nhiều sẽ chèn ép dây thần kinh và gây ra cơn đau răng quá nhiều và liên tục, ngay cả khi ngủ.

Để điều trị áp xe răng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ ổ nhiễm trùng, cố gắng bảo tồn răng tốt nhất có thể, trường hợp xấu có thể phải tiến hành nhổ bỏ răng.

2 loại áp xe răng gây đau nhức răng dữ dội

4. Do chấn thương răng

Sau một quá trình ăn nhai dài, răng dần dần bị suy yếu và có thể xuất hiện các vết nứt trên răng, khiến răng nhạy cảm hơn với thức ăn nóng, lạnh và đồ ngọt.

Để cải thiện tình trạng đau nhức này, người bệnh cần hạn chế ăn các loại thức ăn trên, và có thể tìm đến biện pháp can thiệp như bọc răng sứ hoặc trám răng để bảo vệ răng tốt hơn.

5. Viêm nướu

Viêm nướu, viêm nha chu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức răng. Đây là một dạng bệnh nhiễm trùng phần nướu bao quanh răng, nếu không điều trị sớm sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh, làm nướu suy yếu, tách khỏi răng, khiến răng dễ bị lung lay và làm tăng nguy cơ mất răng.

Viêm nướu khiến lợi bị sưng đỏ, đau nhức

6. Mọc răng khôn

Mọc răng khôn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức răng âm ỉ, nhất là khi răng khôn mọc ngầm, mọc lệch. 4 chiếc răng khôn thường mọc trong một khoảng thời gian dài, bắt đầu từ khi 18 tuổi và kéo dài tới cả chục năm.

Nếu chụp X-quang phát hiện răng khôn mọc lệch, bác sĩ thường khuyên người bệnh nhổ bỏ răng khôn để tránh gây ra biến chứng sưng đau và sâu răng bên cạnh.

7. Một số nguyên nhân khác

Đau nhức răng cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân ít gặp hơn đó là do thói quen nghiến răng làm tổn thương răng, kích thích các dây thần kinh trong răng và khiến răng trở nên nhạy cảm.

Ngoài ra, quá trình điều trị răng gặp vấn đề, bọc trám răng không đúng kỹ thuật, điều trị tủy chưa sạch cũng gây đau răng dữ dội ngay sau khi điều trị.

Nghiến răng khiến răng bị yếu và đau nhức

Biện pháp ngăn ngừa và hạn chế bị đau răng tại nhà

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đau răng, người bệnh có thể sử dụng dung dịch xịt răng miệng thảo dược và chú ý chăm sóc vệ sinh răng miệng thật sạch.

Dùng xịt răng miệng thảo dược

Trong trường hợp đau nhức răng do viêm nướu, viêm lợi do sâu răng, bạn có thể dùng xịt răng miệng thảo dược, tiêu biểu như Dung dịch Xịt Răng Miệng Nhất Nhất để xịt vào vị trí tổn thương giúp hỗ trợ giảm nhanh cơn đau.

Do được thiết kế dạng vòi xịt dài, Dung dịch Xịt Răng Miệng Nhất Nhất sẽ giúp đưa dung dịch đến tại vị trí tổn thương. Có thể xịt ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt từ 1-2 nhịp và giữ lại vài giây trước khi nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt để hoạt chất thấm sâu vào vị trí đau nhức.

Sản phẩm có thành phần thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính nên có thể dùng cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

Trong trường hợp đau nhức răng nặng, đau do sâu răng, viêm tủy, áp xe răng… bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám sớm và điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày

Vệ sinh răng miệng thật sạch là ưu tiên hàng đầu để ngăn ngừa và hạn chế các bệnh răng miệng.

Các nguyên tắc khi vệ sinh răng miệng là:

  • Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ
  • Vệ sinh lưỡi bằng cách cạo lưỡi khi đánh răng để loại bỏ vi khuẩn có hại bám trên lưỡi.
  • Dùng nước ngậm răng miệng thảo dược (như Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất) sau khi đánh răng để hỗ trợ làm sạch tối ưu hơn.
  • Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn trong kẽ răng.
  • Thăm khám răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần.

XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

Giúp giảm nhanh:

  •  Viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng
  •  Đau rát, viêm loét miệng

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Anh Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //