Chỉ cần nhìn vào những biểu hiện sau đây, bố mẹ có thể biết được trẻ sơ sinh muốn nói gì
Trẻ sơ sinh tuy không biết nói nhưng lại có cách biểu lộ mong muốn của mình rất riêng. Bố mẹ hãy tìm hiểu để chăm con thật tốt nhé!
Chắc hẳn những ngày đầu sau sinh, bạn rất bối rối vì không hiểu bé con bé bỏng đang muốn gì. Hãy đọc 7 mẹo dưới đây, bạn sẽ hiểu được ngôn ngữ cơ thể của bé và đoán được bé đang nghĩ điều gì.
Bật mí mẹo giúp mẹ hiểu được trẻ sơ sinh đang muốn nói gì:
Khua chân, múa tay
Bé nhà bạn đang rất vui và bé thể hiện điều này bằng cách khua chân đấy. Thường thì các bé sẽ khua chân, khua tay khi tắm trong bồn và khi nói chuyện với mẹ nữa.
Vậy bạn nên làm gì?
Hãy đặt bé vào lòng và hát ngân nga cho bé nghe. Vì khua chân theo giai điệu cũng làm cho bé cảm thấy vui hơn đấy.
Uốn cong lưng
Bé sẽ uốn cong lưng khi bị đau hoặc thấy không thoải mái vì điều gì đó. Thường là khi bé bị trớ bé sẽ cong lưng trước tiên.
Vậy bạn nên làm gì?
Hãy giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Nếu bé cong lưng khi đang bú mẹ thì có thể bé đang chuẩn bị trớ sữa đấy nhé. Đừng cố cho bé ăn nữa khi bé trớ ra hoặc khóc thét, hãy cố làm cho bé thấy thoải mái nhất.
Đập đầu
Bé đang cố đập đầu xuống sàn hoặc thành của cũi khi bé thấy đau hoặc khó chịu. Bạn có thể nhận thấy bé đang khó chịu như nào qua cách bé đập đầu.
Vậy bạn nên làm gì?
Nếu thấy bé thường xuyên đập đầu. Tốt nhất hãy đưa con đến bác sĩ nhi khoa, và nói cho bác sĩ biết những dấu hiệu mà bạn nhận thấy nhé. Mẹ phải thật tinh ý nhé.
Nắm, giựt tai
Bé thường nắm tai mình khi đang cảm thấy hưng phấn, vui vẻ hoặc muốn khám phá xem tai mình ra sao. Bé cũng thường nắm tai khi bé đang mọc răng. Nhưng nếu bé nắm lấy tai và khóc thì có thể tai bé gặp phải vấn đề.
Vậy bạn nên làm gì?
Tham gia vui chơi với bé, giúp bé định vị vị trí tai ở đâu tốt hơn. Giúp bé thấy thoải hơn khi mọc răng. Và hãy đưa bé đến bác sĩ nhi để khám tai cho các bé nhé.
Nắm thật chặt tay
Các bé thường nắm chặt tay thành nắm đấm. Nhưng đôi khi có thể cho thấy bé đang đói hoặc đang cảm thấy căng thẳng. Khi đói, bé sẽ dễ nổi cáu hơn và nắm chặt tay mình.
Vậy bạn nên làm gì?
Cho bé bú khi bé thấy đói. Nếu bé có thói quen nắm tay sau 3 tháng tuổi thì hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa kiểm tra nhé.
Gặm đầu gối
Bé sẽ gặm đầu gối khi tiêu hoá của bé gặp phải vấn đề. Có thể là bé đang bị đường ruột hoặc táo bón.
Vậy bạn nên làm gì?
Giúp bé thấy thoải mái hơn. Tránh dùng nhiều loại thức ăn tạo khí. Kiểm tra sức khoẻ của bé bằng việc đưa bé đi gặp bác sĩ nhi khoa. Và cho bé uống đủ nước và nước ép nước mận pha loãng nhé.
Giật cánh tay
Đây chỉ là do bé phản ứng với những thay đổi của môi trường xung quanh thôi. Bé sẽ giật cánh tay nếu như bất chợt nghe thấy có tiếng động gì đó hoặc phản ứng với ánh sáng quá đột ngột.
Bé cũng có thể giật cánh tay khi bạn đặt bé xuống sàn và bé gặp phải cảm giác mất đi sự hỗ trợ từ bạn.
Vậy bạn nên làm gì?
Giật cánh tay là phản ứng bình thường ở bé. Và dộng tác này sẽ không còn sau 4 tháng tuổi. Quấn bé bằng chăn hay thứ gì đó ấm áp, để bé không cảm thấy hẫng khi bạn đặt bé xuống giường nhé.
Bây giờ bạn đã hiểu bé đang muốn nói gì chưa? Chúc bạn chăm bé thật tốt và hiểu bé nhiều hơn nữa với 7 dấu hiệu thú vị trên đây nhé.