Chàng trai nắm tay bác sĩ 17 năm giờ ra sao?

07-09-2016 00:00:00

Chàng trai nắm tay bác sĩ 17 năm giờ ra sao? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vì 17 năm trước, thai nhi trong bức ảnh mang tên "Bàn tay hy vọng" đã khiến cả thế giới cảm động.

Chàng trai nắm tay bác sĩ 17 năm giờ ra sao? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi tất cả mọi người đều xúc động với bức ảnh “Bàn tay hy vọng” mà chàng trai ấy là nhân vật chính.

Samuel Armas (Mỹ) khi còn là một thai nhi 21 tuần tuổi đã được phẫu thuật ngay trong bụng mẹ do bé bị nứt đốt sống vào ngày 19/8/1999.

Một bàn tay bé xíu đã vươn ra khỏi bụng mẹ để nắm chặt tay vị bác sĩ đang phẫu thuật cho Samuel khiến hết thảy mọi người đều bất ngờ.

Khoảnh khắc có một không hai này đã được nhiếp ảnh gia Michael Clancy kịp thời ghi lại và bức ảnh “Bàn tay hy vọng” đã ra đời từ đó và trở thành truyền kì trên khắp thế giới.

Trả lời câu hỏi Chàng trai nắm tay bác sĩ 17 năm giờ ra sao? với Fox News, Samuel cho biết: "Khi nhìn thấy bức ảnh đó, em đã nghĩ là mình thực sự rất may mắn và đặc biệt. Em thực sự rất biết ơn tất cả mọi người".

Life News đưa tin, bố mẹ của Samuel Armas là Alex và Julie phát hiện đứa bé trong bụng mắc dị tật nứt đốt sống khi Julie ở tuần thai thứ 14.

Chàng trai nắm tay bác sĩ 17 năm giờ ra sao? là câu hỏi của nhiều độc giả khi xem bức ảnh này

Dị tật nứt đốt sống thuộc dạng dị tật não và tủy sống nguy hiểm có thể gây chết người do xương cột sống của thai nhi trong tuần đầu tiên của thai kì đã không khép vào đúng cách.

Kể cả em bé mắc dị tật nứt đốt sống có chào đời thành công thì vẫn sẽ mắc bệnh não úng thủy hay các bệnh nghiêm trọng khác.

Trái với lời khuyên của bác sĩ, Alex và Julie cương quyết không từ bỏ Samuel bởi "Chúa trời đã trao tặng cho chúng tôi sinh linh này".

Julie lùng sục thông tin trên mạng và vui mừng biết tin hai bác sĩ Joseph Bruner và Noel Tulipan ở Trung tâm Y khoa Đại học Vanderbilt (Nashville, Mỹ) đã phát triển thành công kỹ thuật can thiệp cho thai nhi gặp vấn đề ở trong bụng mẹ.

Sau khi gặp gỡ với các chuyên gia, vợ chồng Julie đã đồng ý phẫu thuật ở tuần thai thứ 21. Đôi vợ chồng cũng đồng ý cho Michael Clancy (nhân viên USA Today) vào phòng mổ để chụp ảnh ca phẫu thuật nhằm tuyên truyền hình thức chữa trị mới.

Chàng trai nắm tay bác sĩ 17 năm giờ ra sao? Chàng trai ấy đã trưởng thành và trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú

Michael xúc động kể lại: "Cánh tay thai nhi nhỏ xíu vươn ra khỏi vết mổ bất thình lình, rồi nhanh chóng thu lại, chỉ thò mỗi bàn tay bé nhỏ ra khỏi bụng mẹ. Bác sĩ thử nâng bàn tay thai nhi lên thì bé phản ứng và cầm lấy ngón tay ông ấy như một phép nhiệm màu. Samuel bám tay bác sĩ rất chặt nên tôi đã mau chóng chụp ảnh".

Sau đó, một Samuel khỏe mạnh chào đời ngày 2/12/1999, các dị tật não được cải thiện và chứng não úng thủy gần như sẽ không bao giờ xảy ra.

Bức ảnh "Bàn tay hy vọng" của Michael được mệnh danh là "khoảnh khắc đầy kinh ngạc", nổi tiếng trên toàn thế giới.

Chàng trai nắm tay bác sĩ 17 năm giờ ra sao? Chàng trai ấy theo học trường trung học Alexander (Mỹ), với vẻ ngoài điển trai và đầy sức sống.

Samuel có sở thích sưu tập côn trùng và đặc biệt đam mê bóng rổ, bơi lội dù cậu phải sử dụng xe lăn. Đối với Samuel Armas, bức ảnh “Bàn tay hy vọng” như thông điệp quý giá về sự sống mà em vinh dự được làm nhân vật chính.

 

Thái Hà
Theo Đời Sống Plus //