Lời khuyên chăm sóc da mẫn cảm chuẩn nhất từ chuyên gia
Chăm sóc da mẫn cảm là một quá trình cần rất nhiều công đoạn. Tuy nhiên, để chăm sóc da mẫn cảm có hiệu quả, đừng bao giờ quên 2 bước nhỏ nhưng rất quan trọng.
Màng bảo vệ của lớp bề mặt da mẫn cảm không được khỏe, dễ bị kích thích bởi thế giới bên ngoài, bao gồm sự kích thích mang tính hóa học hoặc vật lý như tiếp xúc với các chất tẩy rửa mang tính kiềm, làm sạch qua mức hay sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, đểu làm ảnh hưởng đến loại da mẫn cảm.
Da mẫn cảm dễ xuất hiện mẩn đỏ, khô ráp, bong da, dễ cảm thấy da phát nóng, đau rát, ngứa, da căng phồng. Trong quá trình chăm sóc da mẫn cảm có rất nhiều vấn để cần chú ý, thông qua việc điểu dưỡng chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, da mẫn cảm cũng có thể được chăm sóc rất tốt.
Loại da mẫn cảm mất đi khả năng nhất định trong việc chống chọi với các tia tử ngoại. Da mẫn cảm nên tránh gió thổi, ánh nắng mặt trời, mỗi ngày cần dùng nưổc ấm rửa mặt, hạn chê không ăn các loại thực phẩm có tính kích thích.
Khi chăm sóc da mẫn cảm, các chị em cần thay đổi chế độ ăn uống và chú trọng việc cung cấp đủ độ ẩm cho da
Khi da xuất hiện các triệu chứng vẩy bong, nổi đỏ nên ngừng sử dụng các chất bảo dưỡng, trong trường hợp cần thiết phải hỏi tư vấn của bác sỹ.
Lốp bề mặt da mẫn cảm thường khá mỏng, và so với các loại da khác thì dễ bị mất nước, càng dễ bị lão hóa. Da mẫn cảm ngoài sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần giữ ẩm ra, còn cần phải làm mặt nạ giữ ẩm định kỳ.
Sau khi rửa mặt sạch, xoa sữa giữ ẩm lên, phải cần sử dụng cả kem dưỡng da ban ngày chuyên dụng cho da mẫn cảm.
Các bước chăm sóc da bao gồm, rửa mặt sạch với sữa rửa mặt, dùng khăn nóng đắp lên mặt 2 đến 3 phút, tiếp đó dùng khăn lạnh phủ 1 đến 2 phút, sau đó dùng nưốc hóa trang dưỡng da xoa lên mặt, vỗ nhẹ để làm cho da có thể hấp thụ, cuối cùng lại bôi kem dưỡng da ban đêm giữ ẩm, tránh bị dị ứng và massage cho da được hấp thụ hết.