Cảnh báo: Trẻ em bị biến dạng xương cổ do xem điện thoại

19-06-2018 11:15:35

Bạn có tin trẻ em cũng có thể bị thoái hóa đốt sống cổ không? Chắc hẳn nhiều người sẽ bảo “làm gì có chuyện đấy". Tuy nhiên,đã có khá nhiều trẻ phải nhập viện trong trại thái lệch cổ, đốt sống cổ bị biến dạng do xem điện thoại quá nhiều .

Lớn lên trong kỷ nguyên số, việc từ chối cho trẻ dùng điện thoại di dộng không phải là dễ. Đặc biệt, mỗi đứa trẻ đều có thể ngồi ngoan ngoãn và vâng lời khi cầm trên tay một chiếc máy tính bảng hay smartphone.

Đã có hàng trăm bài báo viết về tác hại của việc cho trẻ em dùng điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính bảng (Ipad). Đã có hàng ngàn ý kiến của các chuyên gia cảnh báo về những hiểm họa khôn lường từ việc này đối với trẻ em.

Nhưng bỏ qua tất cả những lời “báo động” đó, tỉ lệ trẻ em sử dụng điện thoại và máy tính bảng như một món đồ chơi không những không giảm mà còn có xu hướng ngày càng gia tăng.

Có rất nhiều lý do muôn hình vạn trạng để “biện minh” cho việc người lớn tùy tiện cho trẻ em sử dụng đồ chơi công nghệ. Ai cũng vì lý do riêng thì mới cho trẻ chơi mặc dù hầu hết mọi người đều biết đến tác hại của nó.

Hơn nữa, những tiện ích trên món đồ thông minh này ngày càng được phát triển hiện đại hơn, đa dạng hơn, thú vị hơn, khiến không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng đều “dán mắt” vào đó hoặc “ôm khư khư” không rời.


Điều đáng tiếc là, những lời cảnh báo đó được các bác sĩ cho rằng, giống như "nước đổ lá khoai" hay "ném đá ao bèo".

Smartphone hủy hoại trực tiếp đến cơ thể một đứa trẻ như thế nào ?

Theo một bài viết được chia sẻ trên trang Sports Network (Trung Quốc) bé gái này đã có “niềm say mê” với thiết bị công nghệ từ lúc 2 tuổi.

Sau khoảng 1 năm đều đặn sử dụng điện thoại và máy tính bảng, đã phải nhập viện khẩn cấp và trở thành bệnh nhân “nhí” tại khoa Phục hồi chức năng để điều trị bệnh lệch cổ, thoái hóa đốt sống cổ .

Trước đó, vào tối ngày 11/6/2016, bé gái Phương Phương (3 tuổi) tự nhiên bị sốt cao 38,5 ℃. Sang ngày thứ hai thì bố mẹ thấy em có hiện tượng bị vẹo cổ sang bên trái và cứ thế giữ yên không quay được.

Tình hình có vẻ trầm trọng hơn khi bé bắt đầu quấy khóc, bố mẹ bé đã phải đưa đến bệnh viện Phổ Nhân (Trung Quốc) để khám nghiệm.

Sau khi bác sĩ nhi khoa thăm khám và chẩn đoán là viêm amiđan mủ cấp tính, do cổ của bé có hiện tượng bị hạn chế vận động .

Theo bác sĩ Hồ Tiểu Quân, giám đốc bệnh viện Phổ Nhân, người trực tiếp xem xét bệnh tình của Phương Phương cho biết, bé còn rơi vào hiện tượng căng cơ bắp vùng cổ, xuất hiện đau rõ ràng.

Đây là hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ, tổn thương nặng vùng cơ trên phần cổ, cần phải lập tức điều trị phục hồi chức năng, trị liệu nhanh để hồi phục công năng hoạt động của cổ.

Một trường hợp khác tại bệnh viện Nam Thông, Giang Tô (TQ), các bác sĩ liên tục tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân mắc các chứng bệnh liên quan đến đau vùng xương cổ, đau cột sống, trong đó có các bạn đang ở lứa tuổi học sinh, trong đó có 1 bé trai mới chỉ 8 tuổi.

Theo tờ Quảng Châu nhật báo (TQ) đưa tin, mấy ngày trước, một cậu bé 9 tuổi đã được người nhà đưa đến bệnh viện khám trong tình trạng cứng xương cổ, không thể xoay chuyển hay vận động. Theo thông tin cha mẹ bé cung cấp, khoảng gần 1 tháng nay, con trai họ thường xuyên nói rằng bé cảm thấy đau vùng cổ.

Bé miêu tả rằng cổ có cảm giác mỏi và sưng, có những lúc có cảm giác bị tê các ngón tay. Sau khi các bác sĩ tiến hành kiểm tra và chụp CT phát hiện, các đốt sống cổ của bé trai này đã xuất hiện các vấn đề.

Thông thường, đốt sống cổ của người khỏe mạnh sẽ có hình cong hướng về phía trước, nhưng em bé này khi nhập viện và chụp chiếu cho thấy cổ đã biến dạng và chỉ có thể giữ trạng thái theo hình đường thẳng.

Sau khi tìm hiểu, hơn một năm trở lại đây, cậu bé 9 tuổi thường cúi đầu trong một thời gian dài để chơi với chiếc điện thoại di động của mình. Các bác sĩ nói rằng, khi chúng ta cúi nhìn xuống màn hình điện thoại di động, trọng lượng của cột sống cổ sẽ phải chịu một lực nặng gấp 3 lần so với tư thế đầu đứng thẳng, tương đương việc nâng đỡ khoảng 27 kg.

Xem thêm: Bài thuốc đông y giúp trẻ suy dinh dưỡng tăng cân nhanh

Đặc biệt, theo báo cáo mới đây tại Mỹ, các nhà phẫu thuật cột sống đang chú ý tới hiện tượng gia tăng bệnh nhân đau cổ và lưng khi sử dụng điện thoại thông minh.

Trên tạp chí The Spine chỉ rõ, một số bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân trẻ, những người chưa từng có vấn đề ở lưng, cổ, đã ghi nhận có tình trạng thoát vị đĩa đệm và có vấn đề ở đường cong sinh lý cột sống.

Đồng tác giả nghiên cứu, Todd Lanman, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh cột sống của TT Y khoa Cedars-Sinai Medical (Los Angeles, Hoa Kỳ) nói: "Trong phim X-quang, theo tự nhiên cột sống cổ thường cong ngược lại so với cột sống lưng nhưng những gì chúng tôi thấy là đường cong sinh lý của cổ đang bị đảo ngược. Nguyên nhân là do chúng ta nhìn vào điện thoại hàng giờ mỗi ngày".

Các chuyên gia rất băn khoăn về hiện tượng này và không ngừng nhấn mạnh: “Nhiều bậc cha mẹ có thể nghĩ rằng, cho con một chiếc điện thoại di động hoặc máy tính bảng thì bé sẽ ngồi yên tĩnh, nhưng không chú ý đến tư thế của cổ, đã dẫn đến sự xuất hiện của bệnh.

Khi trẻ em chơi trò chơi, chúng sẽ ngồi yên “bất động” và giữ tư thế đó trong một thời gian dài. Lâu và thường xuyên như vậy, cổ sẽ cúi gập xuống gây võng xương.

Cách ngồi như vậy có tác hại tĩnh, không nhìn thấy ngay lập tức, trẻ sẽ cảm thấy đau từ từ mỗi hôm một ít, cộng với ban đêm ngủ trong phòng điều hòa lạnh, đặc biệt dễ bị tổn thương dẫn đến cứng cổ.

Bác sĩ Hồ Tiểu Quân đề xuất một số phụ huynh cần phải tránh cho trẻ em phụ thuộc vào sản phẩm điện tử. Việc sử dụng phải được cha mẹ giám sát kịp thời với thời gian phù hợp.

Trẻ chơi sản phẩm điện nên trong thời gian ngắn, thay đổi vị trí ngồi, nghỉ ngơi nhiều hơn giữa các lần chơi để đảm bảo trẻ không sử dụng liên tục.

 

Tô Như Dương
Theo Đời sống Plus/GĐVN //