Cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn từ bệnh đau đầu

09-02-2023 13:53:01

Ngày nay, chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc của con người gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Cũng chính vì thế ngày càng xuất hiện thêm những chứng bệnh mà ở thế kỷ trước rất hiếm gặp.

1. Nguyên nhân bệnh lý

Nhóm này bao gồm những nguyên nhân gây đau đầu do các bệnh ở các cơ quan, tổ chức trong cơ thể người, có những bệnh lý nghiêm trọng nhưng cũng có những bệnh lý không nghiêm trọng.

1.1. Nhóm các bệnh lý nghiêm trọng

  • Bệnh viêm xoang: người mắc viêm xoang thường xuyên có triệu chứng đau đầu hoặc nửa đầu, kèm theo một vài triệu chứng khác như sốt, tiết dịch nhầy,…
  • Các bệnh lý về mắt: các bác sĩ chỉ ra một số bệnh lý ở mắt cũng có thể gây đau đầu dữ dội.
  • Rối loạn vận mạch não: Nếu bị đau đầu từng cơn, mạch da đầu căng giật, có thể đau nhiều khu vực khác nhau trên đầu và có xu hướng xảy ra vào buổi sáng thì đó cũng là một dấu hiệu của bệnh này.
  • Bệnh thiếu máu: đau đầu kèm chóng mặt, mệt mỏi có thể do bệnh thiếu máu gây ra
  • Một số bệnh lý mạn tính khác: bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, đau xơ cơ,…cũng gây ra triệu chứng đau đầu.

1.2. Nhóm bệnh lý nghiêm trọng

  • Bệnh đột quỵ: là những người có các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, cao huyết áp, Cholesterol máu cao hay người nghiện thuốc lá hoặc trong gia đình có người tiền sử bị đột quỵ. Bệnh đột quỵ gây triệu chứng đau đầu kèm nôn mửa, mất thăng bằng hay giảm thị lực, tê bì các cơ quan vùng mặt hay cơ thể.
  • Khối u ở não: hơn 50% những người mắc u não có biểu hiện đau đầu trong thời gian nhiều tháng và thường xuất hiện nửa đêm về sáng.
  • Nhiễm trùng ở não: ở những người này đau đầu thường kèm theo sốt, cứng vùng gáy, sợ ánh sáng, sợ tiếng động.
  • Di chứng của chấn thương vùng đầu: những người từng bị tai nạn, va đập vùng đầu có thể gây di chứng đau đầu ở vùng bị va đập.

2. Nguyên nhân không do bệnh lý

Các cơn đau đầu cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân không do bệnh lý gây ra, chẳng hạn như:

  • Bạn thường xuyên chịu những áp lực hay âu lo trong cuộc sống khiến mình phải suy nghĩ.
  • Cơ thể bị mất nước nên bị thiếu oxy máu và oxy lên não
  • Trong thời kỳ kinh nguyệt hay thời kỳ tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh hoocmon trong cơ thể bị thay đổi
  • Những người hay thức khuya, rối loạn giấc ngủ do thay đổi thời gian làm việc và đồng hồ sinh học.
  • Những người dùng quá nhiều cà phê, chất kích thích 

3. Bạn nên làm gì nếu bị các cơn đau đầu?

Nếu chứng đau đầu của bạn nằm ngoài các nguyên nhân bệnh lý, bạn có thể thực hiện một vài biện pháp dưới đây:

  • Để cho cơ thể nghỉ ngơi bằng việc đi dạo công viên, nghe những bản nhạc giao hưởng
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Tập thể dục hàng ngày
  • Ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh
  • Bạn cũng có thể chườm đá vào hai bên thái dương để giảm cảm giác nhói đau

Lưu ý: bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau bởi chúng chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng mà không giúp bạn loại bỏ được các nguyên nhân thực sự. Bạn có thể đến thăm khám và hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ đồng thời tham khảo các sản phẩm thảo dược có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết để tăng cường lượng máu đến não, giúp giảm các cơn đau đầu.

DS. Gia Linh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //