Cảm cúm mãi không khỏi - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả
Cảm cúm thường được điều trị dễ dàng bằng thuốc. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp tuy đã uống thuốc nhưng cảm cúm mãi không khỏi? Vậy nguyên nhân do đâu và cách chữa như thế nào sao cho hiệu quả?
Cảm cúm được coi là một trong những bệnh thông thường. Nguyên nhân gây ra chủ yếu là do virus cúm do đó để điều trị triệt để bệnh cảm cúm cần phải điều trị hết virus. Cảm cúm mãi không khỏi gây ra những triệu chứng ho, sốt, đau đầu hay đau nhức cơ thể… kéo dài cần phải uống thuốc và điều trị tích cực.
1. Nguyên nhân khiến cảm cúm mãi không khỏi?
Cả người lớn và trẻ em rất dễ mắc chứng cảm cúm, nhất là trong giai đoạn thời tiết giao mùa Với nhiều trường hợp cảm cúm thường không khỏi dứt điểm, tình trạng này có thể do một số nguyên nhân như sau:
1.1. Tác dụng phụ của thuốc
Người bệnh bị cảm cúm thường xuất hiện nhiều triệu chứng: ho, nghẹt mũi, đau họng… chính vì thế người bệnh thường có tâm lý lo lắng sử dụng nhiều loại thuốc.
Tuy nhiên tình trạng này không hẳn là tốt, thậm chí dẫn đến các tình trạng uống sót thuốc, uống quá liều… khiến cơ thể phải chịu thêm những tác dụng phụ khác khiến cho cảm cúm ngày càng kéo dài.
1.2. Viêm phổi
Sau khoảng hơn 10 ngày, người bệnh mãi không khỏi cảm cúm, tình trạng này còn đi kèm với những cơn ho sốt khó chịu thì khả năng cao bị viêm phổi. Khi bị viêm phổi tình hình sức khỏe sẽ tệ hơn rất nhiều, sức đề kháng suy giảm khiến cảm cúm khó khỏi dứt điểm.
1.3. Cảm cúm không thể tự khỏi
Có rất nhiều người nghĩ rằng khi bị cảm cúm thì không cần uống thuốc, chỉ sau vài ba ngày sẽ tự khỏi. Tuy nhiên quan điểm trên không đúng bởi nguyên nhân chủ yếu gây ra cảm cúm là do cơ thể bị nhiễm virus.
Những triệu chứng như ho, đau nhức cơ thể kéo dài cần phải uống thuốc điều trị để giảm đi cảm giác khó chịu cũng như chấm dứt nhanh căn bệnh.
1.4. Hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu
Hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, khi bị cảm cúm cũng sẽ chóng khỏi hơn. Còn ngược lại đối với những người có hệ miễn dịch yếu khi bị cảm cúm hay mắc những bệnh khác cũng sẽ lâu khỏi hơn.
2. Các dấu hiệu thường gặp nhất của cảm cúm
Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virut cúm (Influenza virus) và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh cúm là bệnh đường hô hấp nhưng có ảnh hưởng toàn thân, bệnh thường xảy ra đột ngột.
Khi bị cảm cúm, người bệnh thường xuất hiện những dấu hiệu điển hình như:
- Người bị sốt có thể kéo dài từ 4 - 8 ngày.
- Hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi.
- Đau đầu, mệt mỏi, chán ăn.
- Đau họng, ho, khàn tiếng.
- Đau mỏi cơ khớp.
Đây là những triệu chứng điển hình làm phiền đến người bệnh nhiều nhất, nhất là trong giao tiếp và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Hiện nay đại dịch Covid - 19 đang diễn biến phức tạp cộng thêm môi trường sống ô nhiễm, phức tạp như trường học, khu dân cư… vì thế chúng ta càng cần phải biết cách tự bảo vệ cơ thể trước những nguy cơ tiềm tàng của cảm cúm.
Đặc biệt là ở các nhóm đối tượng trẻ em, người già, phụ nữ mang bầu có sức đề kháng kém dễ bị các tác nhân gây hại tấn công.
3. Cảm cúm sau bao lâu thì khỏi?
Cảm cúm thường kéo dài từ 5- 7 ngày tùy theo tình trạng của người bệnh. Vai trò của chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc cũng vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến thời gian kéo dài của bệnh.
Nếu người bị cảm cúm không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dẫn tới tình trạng bội nhiễm vi khuẩn ở đường hô hấp khiến cho tình trạng bệnh kéo dài nhiều hơn.
Bên cạnh đó đối với những người làm việc với áp lực, cường độ lớn trí óc căng thẳng lại cộng thêm không ăn uống đầy đủ thì bệnh có xu hướng lâu khỏi hơn, việc chữa trị cũng sẽ khó khăn và tốn kém hơn.
4. Cách chữa cảm cúm tại nhà hiệu quả
Bên cạnh những triệu chứng khó chịu của cảm cúm thì đây còn là bệnh gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhiễm trùng xoang mũi và tai, viêm phổi, nhiễm trùng huyết…
Chữa cảm cúm bằng các thức ăn hàng ngày, bằng dược liệu từ thiên nhiên đơn giản, có sẵn trong nhà vẫn hiệu quả. Điều này giúp cho người bệnh tránh phải dùng thuốc, có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
4.1. Uống nhiều nước
Cảm cúm có thể khiến bạn bị mất nước, đặt biệt là nếu bạn bị nôn mửa và tiêu chảy. Do đó, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể như uống nước lọc, nước ép trái cây, nước uống thể thao, canh hay nước súp dựa trên nước dùng như phở gà.
Một số loại nước ép trái cây bạn nên uống là nước cam, nước ép táo, nước ép cà chua, nước ép dâu tây, dưa hấu… Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế uống nước lạnh và các đồ uống có chứa cồn và gas như rượu, bia, nước ngọt, cà phê, trà đen…
4.2. Ăn một số thực phẩm trị cảm cúm
Một số thực phẩm lành mạnh mà bạn nên ăn để tăng cường hệ miễn dịch là nấm, tỏi, hành, hẹ, kiwi, sữa chua, yến mạch, thịt bò, khoai tây, mật ong, cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải… Bạn cũng có thể tìm hiểu ăn chế độ keto để giúp điều trị cảm cúm.
Bên cạnh đó, một cách chữa cảm cúm theo dân gian là ăn cháo gà. Theo nhiều nghiên cứu, cháo gà giúp làm ức chế các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp mà bệnh cúm gây ra.
Chúng ta cũng nên bổ sung vitamin C cho cơ thể càng nhiều càng tốt những khi hệ miễn dịch bị suy yếu để phòng tránh cảm cúm.
Mặc dù các loại quả có múi như cam, chanh chứa nhiều vitamin loại này nhưng khi bị ốm bạn có thể sẽ không muốn ăn thức gì. Vì thế viên uống bổ sung vitamin C luôn là sự lựa chọn tốt nhất.
4.3. Mặc quần áo thoải mái khi bị cảm cúm
Nếu bạn sốt khi bị cảm cúm thì nên mặc quần áo thoải mái để cơ thể tỏa nhiệt dễ dàng. Mặc quần áo quá nhiều lớp sẽ giữ nhiệt và làm tăng nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy lạnh trong người thì hãy mặc nhiều lớp để giữ ấm.
Nếu bị cảm cúm trong mùa mưa thì bạn càng cần phải biết cách chọn trang phục để bảo vệ cơ thể. Sau khi đi mưa về thì bạn cũng cần tắm nhanh bằng nước ấm rồi lau khô để tránh ngấm nước mưa.
4.4. Dùng lá xông hơi
Liệu pháp dùng lá xông hơi khá hiệu quả khi bị cảm cúm. Một số loại lá sau có thể dùng làm nguyên liệu như: Lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ 10 - 20g hoặc một nắm to.
Tất cả rửa sạch cho vào nồi (trừ bạc hà) đổ xâm xấp nước, đun nhỏ lửa sôi khoảng 10 phút, khi nào chuẩn bị xông thì cho bạc hà vào đun tiếp 1-2 phút.
Chọn nơi thật kín gió, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi, xông trong 5 - 10 phút. Sau đó mở chăn chút một cho cơ thể thích nghi, tiếp đó lấy nước xông đã nguội tắm nhanh rồi lau khô, mặc quần áo, uống nước xông, đắp chăn nằm nghỉ.
Lưu ý: trong quá trình xông đề phòng bỏng. Không xông khi cơ thể đang sốt cao hoặc đang hôn mê. Không cho trẻ nhỏ và người không điều khiển được hành vi sử dụng phương pháp này.
4.5. Uống thuốc Tây Y trị cảm cúm hiệu quả
Với người bị cảm, cúm, những triệu chứng như chảy mũi, nhảy mũi, đau họng, nghẹt mũi… xuất hiện sớm nhất và "làm phiền" đến bệnh nhân nhiều nhất, nhất là trong giao tiếp.
Chính vì những triệu chứng này, nên bệnh nhân thường phải uống nhiều thuốc: thuốc hạ sốt, thuốc trị long đờm, viên ngậm trị ho, thuốc xịt mũi, sử dụng thuốc kháng virus, đau đầu đau họng, ho…
Lưu ý: khi bị cảm cúm không nên tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra. Trong khi đó kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn, không hiệu quả trên virus. Sử dụng bừa bãi có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh rất nguy hiểm. Vì vậy không thể dùng kháng sinh để trị các bệnh ho, cảm cúm thông thường khác do virus gây nên. Tốt nhất khi bị cảm cúm người bệnh nên đi khám để dùng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
4.6. Cảm cúm theo Đông Y
Trong Đông y, cảm cúm xếp vào chứng thượng phong. Nguyên nhân chính là do khí suy yếu, các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn thừa cơ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Hoặc những người bệnh có tiểu sử viêm mũi, họng, viêm thanh quản, viêm amidan... khi gặp không khí ô nhiễm hoặc khi thay đổi thời tiết cơ thể không thích nghi kịp gây nên bệnh.
Bạn đọc thân mến! Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh cảm cúm: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả. Nếu vẫn còn những thắc mắc cần được giải đáp về Suy nhược cơ thể, vui lòng liên hệ chuyên gia để được giải đáp chi tiết, nhanh chóng nhất.