Các bài thuốc trị cảm mạo phong nhiệt

13-05-2020 09:21:49

Cảm mạo là chứng bệnh rất phổ biến, ảnh hưởng không ít đến sức khoẻ cộng đồng. Dưới đây là các bài thuốc của Thầy thuốc ưu tú LY.DSCKII. Nguyễn Đức Đoàn, chữa cảm rất hiệu quả.


Các bài thuốc trị cảm mạo phong nhiệt. Ảnh minh họa: Sức khỏe đời sống.

1. NGÂN TRÚC CÁT CĂN THANG

Kim ngân: 16g

Trúc diệp: 16g

Cát càn: 16g

Tang diệp: 16g

Cam thảo đất: 12g

Bạc hà: 8g

Kinh giới: 8g

Chủ trị:

Ngoại cảm phong nhiệt: sốt cao, sợ nóng, sợ gió, có mồ hôi, khát nước, rêu lưỡi vàng mỏng, tiểu tiện vàng.

Cách dùng - liều lượng:

Tất cả các vị cho vào 400ml, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lần trong ngày.

2. BẠC HÀ HƯƠNG NHU THANG

Bạc hà: 8g

Hương nhu tía: 8g

Cối xay :12g

Cỏ màn chầu: 12g

Tang diệp: 12g

Chủ trị:

Cảm mạo phong nhiệt: sốt cao, sợ nóng, sợ gió, ra mố hỏi, ho đờm đặc dính vàng, chảy nước mũi, có thể chảy máu cam, máu chân ràng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

Cách dùng - liều lượng: Các vị cho vào 300ml nước, sắc còn 150ml để nguội chia uống làm 2 lấn trong ngày.

3. TRÚC DIỆP CÁT CẤN THANG

Cam thảo đất: 12g

Cỏ mần trẩu: 12g

Bèo cái (phù bình): 12g

Trúc diệp: 12g

Cát càn: 12g

Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt: sốt cao, sợ nóng, sợ gió, có mố hỏi, khát nước, rêu lưỡi vàng mỏng, tiểu tiện vàng

Cách dùng - liều lượng: Các vị cho vào 400ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lần trong ngày.

4. BẠC KINH TÔ THANG

Rau má: 12g

Mạch môn: I2g

Bạc hà: 12g

Tía tô: 12g

Kinh giới hoa: 10g

Cam thảo chích: 8g

Chủ trị:

Cảm mạo phong nhiệt: sốt nóng, hơi sợ gió hoặc không, có ít mồ hôi hoặc không, ho khan hoặc ho có đờm, cổ họng đau mạch phù sác.

Cách dùng - liều lượng:

Người bệnh mệt nhiều gia thêm: Bố chinh sâm 10g,

Kiêng ky:

Kiêng ăn các chất cay nóng: ớt, hổ tiêu, rượu và các thức ăn chiên, nướng.

4. NGÂN CÁT KINH TỒ THANG

Cát căn: 20g

Kim ngân hoa: 20g

Tử tô: 12g

Kinh giới hoa: 12g

Màn kinh tử: 12g

Cam thảo nam (dây chi chi): 12g

Bạc hà: 8g

Sài hổ nam (cây lức): 8g

Búp tre tươi: 8g

Chủ trị:

Cảm mạo phong nhiệt: sốt nóng, nhức đẩu căng, khó chịu, khát nước, cổ họng đau rát, ho khan, nước tiểu hơi vàng, mạch phù xác.

Cách dùng - liều lượng: Các vị cho vào 400ml nước, sắc lấy 200ml, chia uống làm 2 lần trong ngày, uống ấm.

5. HẠN LIÊN TANG DIỆP BẠC HÀ THANG

Cỏ nhọ nồi tươi: 30g

Lá dâu tười: 20g

Rau má tươi: 20g

Bạc hà tươi: 15g

Ngải cứu tươi: 15g (Nếu dùng lá phơi khô thì lượng mỗi vị bằng 1/2 lượng trên)

Chủ trị:

Cảm mạo phong nhiệt: Người sốt nóng, nhức đấu, phần đầu mặt có lúc cỏ mổ hôi, cổ họng đau rát, ho khan, khát nước, đại tiện thường táo, tiểu tiện vàng, về chiều thường sốt nặng hơn.

Liều lượng - cách dùng:

Các vị thuốc cho vào 400mi nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lần, lúc còn ấm. Mỗi ngày uống 1 thang. Trẻ em dùng 1/2 liều trên.

Kiêng kỵ: Kiêng ăn các chất cay, nóng.Cảm phong hàn có rét nhiếu. Không dùng thuốc này.

6.. TANG DIỆP CÁT CĂN THANG

Tang diệp: 12g

Cát cãn: 12g

Cát cánh: 10g

Xạ can chê: 12g

Kim ngân hoa: 10g

Cúc hoa: 10g

Búp tre tươi: 10g

Bạc hà: 5g

Cam thảo dây (dây lá chì chì)5g

Trúc nhự (Tinh tre): 5g

Chủ trị:

Cảm mạo phong nhiệt: Người phát sốt, hai ớn lạnh hoãc không, đầu nhức căng, ho nhiều và ho khan, cổ họng rát, nuốt đau, khát nước, vùng ngực cảm thấy nóng bức, khó chịu, về chiểu vẫn sốt, đém nằm trằn trọc khó ngủ, nước tiểu vàng, mạch phù sác.

Cách dùng - liều lượng:

Chế Xạ can: củ xạ can thái mỏng ngâm nước vo gạo đăc 1 ngày đêm, rửa sạch phơi khó sao vàng. Các vị thuốc cho vào 500ml nước, sắc lấy 300ml nước thuốc, chia uống 3 lần, 3 giờ uống 1 lán lúc thuốc còn ấm.

Ngày uống 1 thang, uống liền 2 -3 thang. Trẻ em dùng 1/2 liều người lớn.

Chú ỷ gia giảm: Nếu người bệnh có đại tiện táo bón gia thém: mạch môn 10g

Kiêng kỵ: Kiêng ăn các chất cay nóng, chiên rán như: ớt, hố tiêu, rượu, cá rán, thịt nướng.

Trần Ngọc (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //