Bị sốt cao nên chườm nóng hay lạnh? Cách chườm ấm hạ sốt nhanh
Khi bị sốt chườm nóng hay lạnh là điều mà nhiều người đang quan tâm. Việc lựa chọn hình thức chườm đúng cách có vai trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng sốt và tránh cho bệnh tiến triển nặng. Đọc ngay để rõ!
I - Chườm nóng và chườm lạnh có tác dụng gì?
Hạ sốt chườm nóng hay lạnh là vấn đề có nhiều tranh luận liên quan với những lập luận sắc bén. Tuy nhiên để tìm ra câu trả lời chính xác nhất thì mọi người cần nắm rõ tác dụng của 2 hình thức chườm này.
Chườm nóng
Biện pháp này phù hợp để cải thiện những tổn thương mạn tính, chườm nóng có tác dụng làm giãn mạch máu và nhờ đó làm tăng cường lưu thông máu tới khu vực được chườm.
Biện pháp này giúp tăng cường đưa máu tới khu vực bị tổn thương mạn tính, tức là tăng đưa chất dinh dưỡng và oxy đến các chỗ như vậy. Khi đó, tình trạng bệnh có tốc độ hồi phục nhanh chóng, ổn định.
Chườm nóng đem lại hiệu quả cao trong các trường hợp như: đau bụng kinh, đau cơ xương khớp mạn tính, đau đầu do căng thẳng kéo dài.
Chườm nóng giúp thúc đẩy lưu thông máu giảm đau bụng kinh
Chườm lạnh
Thực hiện chườm lạnh lên vết thương khiến hệ thống mạch máu tại đó co lại dẫn đến khả năng tuần hoàn máu bị hạn chế. Từ đó quá trình chuyển hóa, tiêu thụ oxy tại vị trí chườm giảm đáng kể. Vì vậy các vết viêm, sưng đau, phù nề sau thời gian chườm lạnh được cải thiện hiệu quả.
Tuy nhiên, hiệu quả của chườm lạnh không duy trì được lâu mà chỉ kéo dài trong 48 giờ sau khi xuất hiện tổn thương. Người bệnh chườm lạnh cần tuân thủ đúng thời gian, không chườm quá quy định vì có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
II - Nhanh hạ sốt thì nên chườm khăn nóng (ấm) hay lạnh?
Sốt là thời điểm thân nhiệt của mỗi người vượt qua mức thông thường là 37.5 độ C. Đây là phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch con người nhằm chống lại các nguyên nhân gây bệnh (vi rút, vi khuẩn, nấm).
Lúc này, để cân đối thân nhiệt về ngưỡng ổn định thì mẹo dân gian chườm hạ sốt được áp dụng. Vậy người muốn hạ sốt chườm nóng hay lạnh trong thời điểm này là hợp lý nhất?
Khi tiến hành chườm hạ sốt gia đình nên CHƯỜM ẤM (tức là không nóng, cũng không lạnh) để hạ thân nhiệt nhanh và an toàn cho người bệnh. Quá trình chườm khăn hạ sốt cần thực hiện đúng cách, khoa học để đạt hiệu quả cao nhất.
Sở dĩ khi bị sốt cao chườm ấm hạ sốt là điều nên thực hiện bởi:
- Chườm lạnh: giúp mạch máu co lại, se khít lỗ chân lông để hạn chế tình trạng thoát nhiệt của cơ thể. Ngoài ra, chườm lạnh trên da trong thời gian dài dễ bỏng lạnh, hoặc thậm chí là suy hô hấp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Chườm nóng: Có tác dụng làm mạch máu ngoại vi giãn nở, đẩy nhanh tốc độ lưu thống máu giúp cơ thể thoát nhiệt tốt. Tuy nhiên nếu nhiệt độ chườm quá nóng sẽ gây tình trạng bỏng da hoặc tổn thương mô.
Thông thường người bị sốt đều do chịu lạnh đột ngột khiến lượng máu lưu thống kém. Vì vậy cần 1 giải pháp chườm để giãn nỡ mạch máu và đẩy nhanh tốc độ lưu thông. Căn cứ vào nguyên lý hoạt động thì chườm ấm chính là biện pháp tránh gây hại cho da và cân đối thân nhiệt trong thời gian ngắn.
Vùng trán là vị trí lý tưởng để thực hiện chườm ấm hạ sốt
III - Hướng dẫn chườm ấm hạ sốt cho người lớn, trẻ em đúng cách
Khi đã biết chính xác việc hạ sốt chườm nóng hay lạnh thì mọi người cần bắt tay chuẩn bị các dụng cụ. Đây là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo quá trình chườm ấm hạ sốt nhanh chóng, hiệu quả cao.
1. Chuẩn bị dụng cụ chườm
- Khăn mặt: 5 chiếc khăn mềm làm từ chất liệu thấm nước ổn định.
- Một chậu nước ấm, mọi người nên kiểm tra nước bằng cách chạm khuỷu tay vào thau nước.
- Nhiệt kế.
- Vệ sinh tay và sát khuẩn cẩn thận để tránh truyền vi khuẩn trong quá trình chườm ấm.
- Ngoài ra, tiến hành chườm ấm hạ sốt trong điều kiện phòng thóng thoáng, nhiệt độ ổn định.
2. Thực hiện chườm ấm 5 vị trí để hạ sốt
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật liệu để chườm ấm thì mọi người tuân thủ các bước thực hiện dưới đây:
- Lấy khăn đã chuẩn bị trước đó thả vào chậu nước để nước thấm đều trên khăn.
- Tiếp đó dùng 2 tay làm khô nước ở khăn rồi mới lau trên cơ thể người bệnh.
- Khi lau cần tập trung vào 5 vị trí hạ sốt hiệu quả gồm: 2 bên nách, bẹn, khu vực lòng bàn tay, bàn chân cùng với vùng trán.
- Đợi trong khoảng thời gian 10 phút khi khăn không còn ấm nữa thì lại nhúng vào chậu nước ấm và lau cơ thể. Thực hiện động tác đều đặn đến khi nhiệt của người bệnh về mức ổn định.
- Nếu nước nguội dần thì mọi người nên pha thêm nước nóng để nhiệt độ của thau nước ở mức ổn định nhất.
- Cứ sau 20 - 30 phút thì dùng nhiệt kế để đo lại thân nhiệt, dừng lại việc chườm khi thân nhiệt nhỏ hơn 37.5 độ C.
Cần thực hiện chườm ấm cẩn thận để cắt cơn sốt nhanh chóng
IV - Ngoài chườm ấm, nên làm gì để hạ sốt nhanh
Khi bị sốt chườm nóng hay lạnh thì người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để nhanh hồi phục. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ các biện pháp chữa trị dưới đây:
Bổ sung đầy đủ nước
Trong giai đoạn sốt, cơ thể người thực hiện tăng tiết mồ hồi nhằm kiểm soát nhiệt độ thích hợp nhất. Nếu lượng mồ hôi đào thải quá mức có thể gây ra tình trạng mất nước và tác động đến hệ thống tim mạch cùng các cơ quan khác.
Vì vậy người bị sốt được khuyến cáo tăng cường uống nước đặc biệt nước điện giải nhằm ngăn chặn hiện tượng mất nước. Hằng ngày cần bổ sung khoảng 2 lít nước để "khỏa lấp" lượng nước đã bay hơi từ tuyến mồ hôi.
Mặc quần áo thoáng mát
Người đang bị sốt nên mặc những loại quần áo thoải mái với khả năng hút mồ hôi ổn định. Không nên mặc quần áo dày hoặc quần áo không thấm khiến mồ hôi tiết ra sẽ hấp thụ trở lại cơ thể. Điều này khiến triệu chứng cảm sốt không thuyên giản mà còn trở nặng.
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Trong thời gian bị sốt, người bệnh có dấu hiệu suy nhược cơ thể do nghỉ ngơi - ăn uống kém. Do đó hãy cân đối thời gian ngủ nghỉ hợp lý để hồi phục thể trạng và nâng cao miễn dịch nhanh chóng. Người bệnh sau khi uống thuốc nên thư giãn tại giường và đặt thời gian ngủ phù hợp trong ngày.
Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định
Khi đang bị sốt, người bệnh chỉ được phép uống (paracetamol, ibuprofen) trong trường hợp nhiệt độ cao trên 38.5 độ C, Các dạng thuốc hạ sốt thường dùng là dạng viên uống, viên đặt trực tràng, siro rất tiện lợi. Tuy nhiên, để dùng thuốc đạt kết quả tốt nhất bạn nên tham vấn với bác sĩ chuyên môn để an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là câu trả lời hoàn chỉnh cho băn khoăn "sốt chườm nóng hay lạnh" để giảm các triệu chứng. Hy vọng dưới góc phân tích khách quan từ bài viết sẽ giúp người bệnh có kiến thức hữu ích và nắm được cách trị bệnh hiệu quả nhất. Ngoài ra hãy tuân thủ hướng dẫn chữa bệnh của bác sĩ và chế độ ăn uống - sinh hoạt điều độ để cơ thể nhanh hồi phục.