Bệnh nhân gan nhiễm mỡ dùng rau ngổ theo cách này để thấy điều kỳ diệu sau 1 tháng
Công thức nước uống từ rau ngổ cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ đã được sử dụng từ khá lâu và rất hiệu quả. Đây chính là quà tặng từ thiên nhiên cho đất nước và con người Việt Nam.
Rau ngổ, còn gọi là rau om, ngò om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc, thạch long vĩ, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae.
Trong rau ngổ có 92% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,8% tro, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten, có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.
Lương y Nguyễn Công Đức
Theo lương y Nguyễn Công Đức (Nguyên Giảng viên Đại học y Dược TP Hồ Chí Minh), rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư… trị thủy thũng, viêm kết mạc, phong chẩn, thủy đậu, trị những cơn đau thắt bụng.
Cách dùng rau ngổ cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ
Nguyên liệu:
- Rau ngổ: 100g
- Bạc hà: 50g
- Nước: 100ml
Cách dùng:
- Rau ngổ và rau bạc hà rửa thật sạch dưới vòi nước rồi mang ra phơi thật khô là có thể dùng được.
- Bắc chảo lên bếp. cho rau ngổ và bạc hà vào sao vàng rồi hạ thổ
- Sau đó sắc cùng 100ml nước uống liên tục vào buổi tối sau khi ăn no.
- Uống liền 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
Nghiên cứu phối hợp giữa hai đại học Mahidol University, Bangkok (Thái Lan) và Đại học Y dược Toyama (Nhật) ghi nhận flavonoid trong rau ngổ có những hoạt tính diệt khuẩn khi thử trên các vi khuẩn Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, E. coli, Salmonella typhimurium cho thấy ngò om sát trùng đường ruột và đường tiểu rất tốt.
Ngoài ra, nevadensin trong rau ngổ còn có hoạt tính diệt tế bào khi thử trên các tế bào ung thư da lton lymphoma, và ung thư Ehrlich nơi chuột (Swiss albino). Hoạt tính diệt tế bào lên đến 100% ở nồng độ 75mcg/ml (International Journal of Pharmacology số 29-1991).