Bạn có biết biện pháp điều trị và chăm sóc viêm nướu răng trẻ em?
Viêm nướu răng trẻ em là tình trạng phổ biến nhưng không phải phụ huynh nào cũng có cách xử lý đúng. Tìm hiểu các dấu hiệu cũng như biện pháp xử trí tình trạng này.
Viêm nướu răng trẻ em khiến trẻ đau đớn, bỏ ăn
Nhận biết viêm nướu răng trẻ em
Viêm nướu răng là bệnh lý nhiễm trùng khá phổ biến ở trẻ gây tổn thương, đau ở vùng nướu (hay còn gọi là vùng lợi) xung quanh răng, có thể gây chảy máu chân răng.
Các triệu chứng có thể ở mức độ nhẹ hoặc nặng khiến trẻ đau đớn, quấy khóc nhưng thường không phải là bệnh lý quá nghiệm trọng.
Cha mẹ có thể quan sát để phát hiện viêm nướu răng ở trẻ:
- Nướu bị sưng đỏ
- Nướu có vết loét
- Chảy máu nướu răng
- Chảy nước miếng nhiều hơn bình thường
- Trẻ quấy khóc, biếng ăn
- Sốt cao
- Hôi miệng
- Có thể bị sưng hạch cổ hai bên
Viêm nước răng ở trẻ gây đau khiến trẻ biếng ăn, quấy khóc
Nguyên nhân gây viêm nướu ở trẻ em
Do virus herpes simplex loại 1
Hầu hết mọi người đều bị nhiễm virus herpes simplex loại 1 (HSV-1) trong thời thơ ấu và sau đó có thể mang theo virus suốt đời.
Khi sức đề kháng còn non yếu, virus tấn công và gây viêm với những nốt mụn rộp trong khoang miệng. Tình trạng viêm nướu răng do virus herpes simplex loại 1 lần đầu tiên chính là đợt nghiêm trọng nhất và sau đó ít khi tái diễn.
Virus herpes simplex loại 1 là nguyên nhân phổ biến gây viêm nướu ở trẻ
Do virus coxsackie
Loại virus này là nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng, với biểu hiện viêm miệng áp tơ và mụn nước mọc ở bàn tay, bàn chân…
Do vi khuẩn
Răng lung lay, sâu răng, không vệ sinh răng miệng kỹ khiến mảng bám hình thành, các loại vi khuẩn trong khoang miệng có thể dễ dàng sinh sôi và tấn công khoang miệng gây viêm nướu răng ở trẻ.
Nếu mảng bám không được loại bỏ, tình trạng viêm nướu sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, khiến tổn thương nặng hơn, khó điều trị và rất dễ tái phát.
Phòng ngừa viêm nướu răng trẻ em
Do có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm nướu răng ở trẻ, nên để hạn chế nguy cơ viêm nướu cần thực hiện nhiều biện pháp như:
- Người lớn tránh hôn, thơm trẻ, đặc biệt là người đang bị viêm loét miệng
- Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng việc đánh răng ngày 2 lần, súc miệng bằng nước muối sinh lý
- Với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần giúp trẻ vệ sinh răng với gạc mềm và nước muối sinh lý
- Nên đưa trẻ đi kiểm tra răng miệng định kỳ 2 – 3 lần/năm để làm sạch mảng bám, hạn chế sâu răng
- Nếu trẻ bị viêm lợi, sâu răng, cần đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được điều trị, tránh để bệnh kéo dài
Các biện pháp điều trị viêm nướu răng trẻ em
Với tình trạng viêm nướu răng nặng, lợi sưng đỏ, có mủ và chảy máu, tốt nhất là đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được điều trị phù hợp.
Nha sĩ có thể áp dụng nhiều biện pháp điều trị như dùng thuốc bôi dạng gel, thuốc mỡ thường chứa các hoạt chất kháng sinh có tác dụng sát khuẩn, đồng thời sẽ làm sạch răng miệng cho trẻ đề hạn chế viêm nhiễm nặng hơn.
Với tình trạng viêm nưới răng nhẹ, lợi hơi sưng và không có mủ, cha mẹ có thể tự chăm sóc răng miệng cho trẻ tại nhà với các biện pháp vệ sinh răng miệng, dùng sản phẩm xịt răng miệng để hỗ trợ điều trị.
Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được điều trị viêm nướu răng
1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen đánh răng 2 lần/ngày với kem đánh răng phù hợp với độ tuổi. Khi đánh răng, cần chải kỹ các mặt của răng và chải răng nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương nướu.
Sau khi đánh răng, nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn, hạn chế sự tích tụ vi khuẩn và mảng bám thức ăn.
2. Dùng nước ngậm răng miệng
Nước ngậm răng miệng thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm loét, sát khuẩn, giảm đau sẽ giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng.
Tuy nhiên việc ngậm nên được áp dụng ở nhóm trẻ lớn đã biết thực hiện các động tác ngậm, súc nhổ theo chỉ dẫn của người lớn.
3. Dùng dung dịch xịt răng miệng thảo dược
Có một số loại thảo dược như kim ngân hoa, lá trầu không, hoa đu đủ đực, lá đào… có tác dụng giảm viêm lợi, giảm sưng tấy, đau rát miệng khá hiệu quả.
Từ các thảo dược thiên nhiên này, các chuyên gia nghiên cứu và sản xuất thành sản phẩm dạng xịt tiện lợi. Tiêu biểu như dung dịch Xịt Răng Miệng Nhất Nhất.
Do có vòi xịt dài sẽ giúp đưa dung dịch đến vị trí tổn thương, phát huy tác dụng tại chỗ. Sản phẩm giúp hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng; hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.
Cách sử dụng xịt răng miệng thảo dược rất đơn giản:
- Lắc kĩ trước khi dùng.
- Súc miệng bằng nước ấm trước khi xịt.
- Xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
Xịt răng miệng thảo dược có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, an toàn và lành tính, nên có thể dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |