Bài thuốc “giắt lưng” để sơ cứu ngộ độc thức ăn, mọi người nên biết
Ngộ độc thức ăn có nhiều nguyên nhân, nhưng thường do ăn phải thức ăn bị ôi thiu hay do ăn phải thức ăn nhiễm chất độc.
Khi ngộ độc thức ăn, người bệnh thường đau bụng, buồn nôn và nôn, hoặc đi ngoài nhiều lần. Nếu nôn và đi ngoài nhiều lần, người bệnh sẽ bị mất nước, tụt huyết áp và mệt mỏi.
Theo Lương y Vũ Quốc Trung (Hội đông y Việt Nam), nguyên tắc khi gặp trường hợp ngộ độc thực phẩm là cần tìm mọi biện pháp để làm loãng (uống nước) và tống thực phẩm bị nhiễm độc ra ngoài cơ thể, đồng thời nhanh chóng sơ cứu giải độc cho người bệnh.
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, có một vài cách sơ cứu ngộ độc thức ăn bằng rau củ dễ kiếm, đảm bảo hiệu quả trong trường hợp ngộ độc nhẹ. Đó là:
* Nước tỏi, giá đỗ
Nguyên liệu: tỏi 2 củ, giá đỗ 250g
Nước giá đỗ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên có thể dùng khi ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa
Cách làm: Tỏi bóc vỏ, giá đỗ rửa sạch, thái nhỏ. Tất cả cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, hoặc cho vào cối giã nhuyễn (nếu không có máy xay sinh tố). Cho người ngộ độc uống 2 – 3 lần là khỏi do giá đỗ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tỏi có tác dụng diệt khuẩn.
* Nước gừng
Nguyên liệu: gừng tươi 1 – 2 củ
Nước gừng có tác dụng tốt trong sơ cứu ngộ độc. Ảnh internet
Cách làm: Gừng rửa sạch, giã nát rồi ngâm hãm trong 200ml nước sôi hoặc cho vào nước đun sôi trong 5 – 10 phút. Cho người ngộ độc uống mỗi lần 50ml. Gừng có tác dụng làm ấm bụng, giảm đau, chống nôn, rất tốt trong trường hợp ngộ độc do ăn hải sản (cua, cá, tôm, mực…)
* Nước củ ấu
Nguyên liệu: Củ ấu tươi 200g, đường kính 50g.
Cách làm: Củ ấu rửa sạch, để cả vỏ giã nát, cho vào nồi rồi đổ thêm 1 lít nước sạch đun sôi, cho đường vào đun thêm 15 – 30 phút. Chắt lọc bỏ bã lấy nước uống 2 – 3 lần. Nước củ ấu có tác dụng giải rượu và phân hủy hóa chất nên có tác dụng tốt khi ngộ độc rượu hoặc hóa chất.
Dưa chua và nguy cơ bạn có thể ngộ độc. Nguồn: Mẹo vặt sức khỏe