9 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Quản lý tài chính cá nhân là một hành trình quản lý cách sử dụng tiền bạc để đạt được mục tiêu tài chính chẳng hạn như: tự do tài chính, mua được tài sản. Vậy làm sao để quản lý tài chính một cách hiệu quả hãy cùng tìm hiểu cách nguyên tắc sau đây
Dưới đây là các nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà bất kì ai cũng nên biết
9 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Nguyên tắc 1: Xác định nguồn ngân sách
Việc đầu tiên khi bắt tay vào quản trị tài chính cá nhân đó chính là liệt kê ra tất cả các nguồn thu nhập định kỳ mà bạn có. Lưu ý là nên liệt kê càng chi tiết càng tốt. Điều này giúp bạn dễ tính toán và phân bổ các khoản chi một cách hợp lí nhất.
Nguyên tắc 2: Kiểm soát chi tiêu và cắt giảm các khoản không quan trọng
Nên hình thành thói quen kiểm soát chi tiêu theo ngày, tháng và năm, từ đó xác định các khoản chi tiêu cần thiết và các khoản có thể cắt giảm. Ví dụ, mỗi tháng bạn phải tốn một số tiền nhất định cho các nhu cầu cơ bản như ăn uống, nhà ở, đi lại,… Đó là những khoản chi tiêu không thể cắt giảm. Ngược lại, bạn có thể giảm bớt các khoản chi phí cho việc shopping, xem phim, tụ tập cùng bạn bè,…
Nguyên tắc 3: Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng với các hạn mức tín dụng, ưu đãi thanh toán hấp dẫn và ít tạo áp lực chi tiêu hơn tiền mặt. Điều đó khiến bạn dễ chi tiêu quá trớn và cuốn vào các đợt “flash sale” mua sắm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính của bạn với các khoản bội chi cần thanh toán.
Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng (Nguồn: Internet)
Nguyên tắc 4: Đầu tư sinh lời với số tiền nhàn rỗi
Khoản dự phòng ngoài chức năng giải quyết các rủi ro trong tương lai, còn là khoản tiết kiệm mà bạn có thể đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn các kênh đầu tư tài chính phù hợp và an toàn như gửi tiết kiệm, tham gia các quỹ đầu tư tích lũy,…
Nguyên tắc 5: Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được
Bạn nên chi tiêu ít hơn số tiền mà bạn kiếm được, để có thể tích lũy lại một phần tiền để dùng cho tương lai hoặc đầu tư. “Không nên tiêu quá 10% số tiền bạn kiếm được” là một nguyên tắc tiêu dùng và quản lý tài sản mà nhiều chuyên gia khuyến nghị. Ví dụ, nếu thu nhập của bạn là 15 triệu đồng mỗi tháng, bạn không nên mua đôi giày có giá hơn 1,5 triệu đồng.
Nguyên tắc 6: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý chi tiêu
Sự tuân thủ sẽ quyết định hiệu quả lẫn kết quả của việc quản lý chi tiêu. Bên cạnh đó, đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và cần thực hiện lâu dài. Tỷ lệ của các khoản chi tiêu, thu nhập, cũng như nhu cầu của mỗi người là khác nhau. Cho nên bạn cần linh hoạt, cân chỉnh các con số sao cho phù hợp với bản thân nhất.
Nguyên tắc 7: Trích 10-15% khoản thu nhập hàng tháng để tiết kiệm
Tiết kiệm ít nhất từ 10 – 15% nguồn thu nhập hàng tháng là nguyên tắc cơ bản nhưng đem lại hiệu quả cực kỳ cao đối với người mới bắt đầu thực hiện quản trị tài chính cá nhân. Sau đó, bạn có thể nâng dần mức tiết kiệm tùy vào thu nhập hiện tại của bản thân.
Nguyên tắc 8: Đầu tư vào bản thân bằng cách mua các quỹ phòng hộ hoặc bảo hiểm nhân thọ
Hiện nay, các sản phẩm như bảo hiểm nhân thọ hoặc quỹ phòng hộ được mọi người cân nhắc lựa chọn đầu tư cho bản thân. Bởi vì nó không chỉ giúp bảo vệ tài chính của người tham gia trước các rủi ro trong cuộc sống mà còn kết hợp thêm các quyền lợi tích lũy và đầu tư. Điều này vừa giúp người tham gia rèn luyện thói quen quản lý chi tiêu hợp lý vừa có một nguồn tiền dư dả dành cho việc nghỉ hưu.
Nguyên tắc 9: Tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập khác
Bạn có thể tìm thêm một số công việc làm ngoài giờ khác để tăng thu nhập tùy vào năng lực và sở thích của bản thân. Chẳng hạn như nếu có khả năng viết lách tốt, bạn có thể tìm kiếm các công việc liên quan đến phát triển nội dung, lên kịch bản,… Tuy nhiên, bạn cần biết cách sắp xếp và cân bằng thời gian hợp lý để có thể đảm bảo hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Bạn nên tham gia các khóa học để nâng cao kiến thức tài chính cá nhân của mình. Bạn cũng nên xem xét tham gia các cuộc họp hoặc tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính để tìm kiếm ý kiến giải quyết các vấn đề tài chính cụ thể của bạn.
Tóm lại, quản lý tài chính cá nhân là một quá trình quan trọng giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính của mình. Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn có thể tối ưu hóa quá trình quản lý tài chính và đạt được thành công tài chính dài hạn.
Nên quản lý tài chính cá nhân từ năm bao nhiêu tuổi?
Nên bắt đầu quản lý tài chính cá nhân ngay từ khi bắt đầu có thu nhập đầu tiên, bất kể đó là từ công việc bán thời gian, việc làm thêm, trợ cấp học bổng hoặc doanh thu từ các hoạt động kinh doanh. Điều này có nghĩa là bạn có thể bắt đầu quản lý tài chính cá nhân từ khi bạn còn là một sinh viên, khi bạn bắt đầu làm việc bán thời gian hoặc khi bắt đầu kinh doanh.
Việc bắt đầu quản lý tài chính cá nhân sớm sẽ giúp bạn có được một tầm nhìn rõ ràng về tình hình tài chính của mình và giúp bạn đưa ra các quyết định tài chính thông minh để đạt được mục tiêu tài chính dài hạn của mình. Nếu bạn đã bắt đầu quản lý tài chính cá nhân một thời gian rồi, hãy tiếp tục duy trì các thói quen tài chính tốt và cải thiện chúng theo thời gian.
Tóm lại, không có quá sớm để bắt đầu quản lý tài chính cá nhân. Nên bắt đầu ngay từ khi bạn bắt đầu có thu nhập đầu tiên để có thể đạt được sự ổn định tài chính và đạt được mục tiêu tài chính dài hạn của mình.