5 vật chất đắt giá nhất hành tinh, kim cương xếp gần cuối
Khá bất ngờ, trên thế giới còn rất nhiều vật chất còn đắt giá hơn rất nhiều so với kim cương.
Phản vật chất - 100 nghìn tỷ USD/g
Đứng đầu trong danh sách những vật chất đắt giá nhất hành tinh là phản vật chất. Phản vật chất được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn nguyên tử và đối lập với vật chất bình thường, tức khi gặp vật chất nó sẽ nổ tung và hủy diệt mọi vật chất.
Với một lượng nhỏ (khoảng một gram), phản vật chất có thể thay thế toàn bộ nhiên liệu hóa học dùng cho tàu con thoi, có thể rút ngắn thời gian con người đặt chân lên các hành tinh khác.
Phản vật chất. Ảnh: Internet
Phản vật chất còn có thể được sử dụng để chế tạo bom phản vật chất, một loại bom có sức công phá mạnh hơn bất kỳ một loại bom nào trên trái đất.
Quá trình sản xuất phản vật chất rất khó khăn và tốn kém, trung tâm phản hạt lớn nhất thế giới - phòng thí nghiệm Fermi ở Illinois (Mỹ) chỉ sản xuất được một phần tỷ gram phản hạt mỗi năm, với giá 100 triệu USD.
Californium - khoảng 572,4 tỷ VND/g
Đứng thứ hai trong số những vật chất đắt giá nhất hành tinh là Californi, một nguyên tố hóa học kim loại tổng hợp có tính phóng xạ, thuộc nhóm actini, có ký hiệu Cf và số nguyên tử là 98. Nguyên tố được tạo ra đầu tiên ngày 17 tháng 3 năm 1950 bằng cách bắn phá hạt nhân curi bởi các hạt alpha (các ionheli) tại Đại học California, Berkeley. Đây là nguyên tố siêu urani thứ sáu được tổng hợp và là một trong các nguyên tố có khối lượng nguyên tử cao nhất.
Californi. Ảnh: Internet
Californium được biết đến là một chất phóng xạ cực mạnh. Phóng xạ này không chỉ gây hại cho gene của con người mà của tất cả các sinh vật sống, gây ra bệnh ung thư, tổn thương hệ thống miễn dịch, bệnh bạch cầu, dị tật...
Painit - 6,36 tỷ VND/g
Painit được phát hiện và đặt tên bởi Arthur C.D. Pain vào năm 1950. Trong vài thập kỉ sau đó cũng chỉ có 2 tinh thể mới được phát hiện. Đây được coi là một khoáng chất rất cứng và cực kì hiếm.
Painit. Ảnh: Internet
Năm 2005, Sách kỷ lục Guiness thế giới đã công nhận Painite là loại khoáng sản quý hiếm nhất, chỉ có khoảng 25 mẫu khoáng vật này được tìm thấy trên toàn thế giới. Bởi sự khan hiếm đó mà Painit có giá thành rất cao khoảng 300.000 USD (khoảng 6,36 tỷ VND/g).
Kim cương - khoảng 1,378 tỷ VND/g
Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của cacbon, có độ cứng rất cao. Khả năng khúc xạ cực tốt làm cho kim cương có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn.
Kim Cương. Ảnh: Internet
Khoảng 150 triệu cara (30.000 kg) kim cương được khai thác mỗi năm với tổng giá trị là 10 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra khoảng 100.000 kg kim cương hàng năm được điều chế nhân tạo.
Tritium - 636 triệu VND/g
Tritium trong tự nhiên cực kỳ hiếm trên Trái đất, chỉ được tạo thành ở dạng vết khi các bức xạ vũ trụ tương tác với khí quyển.
Tritium. Ảnh: Internet
Là một đồng vị phóng xạ của hydro, Tritium được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng như chiếu sáng khẩn cấp của đồng hồ đeo tay sử dụng vào ban đêm hay dành cho thợ lặn; dấu hiệu “thoát hiểm” tự phát sáng đặt trong nhà hát, trường học và các tòa nhà văn phòng. Giá thành của loại vật chất này 30.000 USD/g (khoảng 636 triệu VND).
Top 10 Viên Kim Cương Đắt Nhất Thế Giới. Nguồn: Việt Top 10