5 thói quen xấu nếu không sửa ngay có thể phá hỏng cuộc đời con
Phần lớn các nhà giáo dục đồng ý rằng những đứa trẻ được chiều chuộng khi còn nhỏ sẽ dễ gặp rắc rối khi lớn lên.
Nếu trẻ la mắng người lớn lâu ngày, ý thức “tự cho mình là trung tâm” sẽ phát triển nhanh chóng và sẽ trở nên thiếu tôn trọng, nổi loạn và khó kiểm soát. (Ảnh: ITN).
Sẽ không phải là một dấu hiệu tốt nếu bạn nhận thấy bất kỳ điều nào sau đây ở con mình:
Mất bình tĩnh với người ngoài
Khi trẻ có thể nói được từ “con/em/cháu” nghĩa là trẻ đã có khả năng tự nhận thức. Trong một thời gian dài về sau, trẻ sẽ tự cho mình là trung tâm.
Khi một số nhu cầu của trẻ không được đáp ứng, chúng sẽ khóc lóc và mất bình tĩnh. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em đều bị nhốt trong “tổ ấm”, dù thỉnh thoảng chúng cũng nổi giận với cha mẹ nhưng vẫn tương đối kiềm chế trước người ngoài.
Dẫu vậy, nếu trẻ thường xuyên nổi giận và mất bình tĩnh với người ngoài, điều đó có thể cho thấy tính “tự cho mình là trung tâm” của trẻ hơi quá mức. Lúc này, cha mẹ cần suy ngẫm xem mình có chiều con quá hay không.
Đàm phán các điều khoản với cha mẹ
Khi trẻ đi mẫu giáo, trẻ thường hình thành “khái niệm trao đổi” và dùng sức lao động của mình để đổi lấy một số phần thưởng nhỏ với cha mẹ: “Mẹ ơi, con thi được 10 điểm, mẹ có thể đưa con đi ăn pizza được không?”, hoặc “Mẹ ơi, nếu con ăn hết cơm, lát nữa mẹ có thể cho con xem phim hoạt hình được không?”...
Tuy nhiên, một số trẻ đưa ra những điều kiện vô lý, thậm chí còn đe dọa cha mẹ: “Nếu mẹ không mua đồ chơi cho con, con sẽ đập vỡ điện thoại của mẹ”. Đây rõ ràng là hành vi không thể chấp nhận được. Nói cách khác, đứa trẻ đang cố gắng kiểm soát cha mẹ.
Nếu điều này xảy ra, cha mẹ cần suy ngẫm xem liệu mình có thường xuyên đáp ứng những yêu cầu của con một cách quá dễ dàng và có thường xuyên dùng những cám dỗ về vật chất để yêu cầu con làm việc gì đó hay không.
Từ chối chia sẻ
Việc trẻ hai hoặc ba tuổi không muốn chia sẻ đồ chơi và thức ăn là điều khá bình thường, trẻ ở giai đoạn này có ý thức “tự cho mình là trung tâm”. Nhưng nếu đứa trẻ vẫn không sẵn lòng chia sẻ khi đến tuổi mẫu giáo hoặc thậm chí là tiểu học thì đó không phải là một dấu hiệu tốt.
Những đứa trẻ như vậy khi lớn lên sẽ rất ích kỷ và gặp khó khăn trong việc xử lý các mối quan hệ.
Gắt gỏng với ông bà
Bạn có thể thường xuyên thấy một số đứa trẻ la mắng ông bà: “Hôm nay cháu đi học muộn, sao ông/bà không gọi cháu sớm hơn?” hoặc “Đồ ăn mặn quá bà ơi”...
Nói chung, khi con cái cố gắng thách thức quyền lực của cha mẹ, chúng thường tấn công ông bà. Bởi vì người già thường ngại kỷ luật cháu và có xu hướng nghe lời con cái.
Nếu trẻ la mắng người lớn lâu ngày, ý thức “tự cho mình là trung tâm” sẽ phát triển nhanh chóng và sẽ trở nên thiếu tôn trọng, nổi loạn và khó kiểm soát.
Không bao giờ giúp việc nhà
Một số trẻ “không có việc gì làm”: bàn học bừa bộn và không biết cách dọn dẹp, sàn nhà có vũng nước lớn mà không biết cách lau, mẹ đang bận nấu ăn và trẻ thậm chí không giúp nhặt rau.
Trước tình trạng này, nhiều bậc phụ huynh sẽ tự an ủi: “Không muốn làm việc nhà thì cứ học cho tốt thôi”. “Bây giờ lười thì cứ lười, lớn lên sẽ ổn thôi.”
Nhưng trên thực tế, tinh thần trách nhiệm và sự đồng cảm của trẻ trước hết được hình thành thông qua chia sẻ việc nhà trong khả năng của mình.
Nếu chúng ta không cho trẻ tham gia làm việc nhà vì cái gọi là “tình yêu” thì tinh thần trách nhiệm, sự đồng cảm của trẻ sẽ không phát triển lành mạnh và trẻ sẽ khó kỷ luật hơn khi lớn lên.
Một gia đình trọn vẹn thường có ba cấp độ quan hệ được sắp xếp theo thứ tự quan trọng: Thứ nhất là quan hệ vợ chồng, là nền tảng và cốt lõi của gia đình mới; thứ hai là quan hệ với người già, tượng trưng cho lòng biết ơn đối với gia đình cũ; và cuối cùng là mối quan hệ cha mẹ - con cái, tượng trưng cho những kỳ vọng trong tương lai.
Chỉ bằng cách này, nền tảng của gia đình mới có thể ổn định và gia đình mới có thể hoạt động lành mạnh. Trong môi trường như vậy, trẻ được học cách tôn trọng và biết ơn cha mẹ, người lớn tuổi.
Nếu một gia đình đặt con cái lên hàng đầu thì thường bỏ bê mối quan hệ giữa vợ chồng và người lớn tuổi. Trong hoàn cảnh này, họ không chỉ làm hư những đứa trẻ mà còn dễ gây ra mâu thuẫn giữa vợ chồng, mâu thuẫn giữa mẹ và con dâu sau này.