30% thuốc trên thị trường là vô tác dụng
Một vài nghiên cứu đã chứng minh 30% thuốc được cung cấp bởi các Công ty Dược phẩm là không cần thiết và hoàn toàn vô tác dụng.
Theo Giáo sư Philippe Even, trong điều trị các bệnh lý tai mũi họng tỷ lệ không hiệu quả lên đến 78%, bệnh lý dạ dày-ruột là 62%. Trong điều trị các trường hợp dị ứng hoặc trong thuốc "bổ dưỡng” thì 50% thuốc không mang lại ích lợi gì cho bệnh nhân, thực sự là “vấn đề cần quan tâm” và cần có sự thay đổi.
Các nghiên cứu cho thấy 1/3 số thuốc trên thị trường là vô tác dụng (Ảnh-Internet)
Cuốn sách “Guide des 4 000 médicaments utiles, inutiles ou dangereux” – tên TiếngViệt tạm dịch là : “Hướng dẫn sử dụng 4000 loại thuốc hữu ích, không hữu ích hoặc nguy hiểm”. Lần xuất bản trước đã đem lại những thành công đáng kể nhưng kể từ năm 2012 cho đến nay đã có nhiều phát sinh. Chính vì thế cuốn sách này tiếp tục được tái bản để phục vụ bạn đọc.
Giáo sư Philippe Even cho biết, có đến 78% tỷ lệ vô tác dụng trong điều trị các bệnh lý tai mũi họng. Tỷ lệ này tương ứng với bệnh lý dạ dày-ruột là 62%. Trong điều trị các trường hợp dị ứng hoặc trong thuốc ‘bổ dưỡng” thì 50% thuốc không mang lại ích lợi gì cho bệnh nhân, thực sự là “vấn đề cần quan tâm” và cần có sự thay đổi.
Một số thuốc trên thị trường có nguy cơ gây hại cho sức khỏe (Ảnh- Internet)
Giáo sư đã đưa ra ví dụ để minh họa đó là loại thuốc chống nghẹt mũi-bệnh lý thường gặp vào mùa đông, có chứa thành phần pseudoéphédrine đang được bán rộng rãi ở Pháp, nguy hại cho sức khỏe vì vậy cần “loại bỏ”. Trong trường hợp dị ứng thì nhiều thuốc kháng histamin có tác dụng không đáng kể. Đối với bệnh cúm, việc sử dụng Relenza và Tamiflu đem lại hiệu quả thấp.
Trong những trường hợp bệnh nặng, theo Giáo sư, việc dùng nhiều loại thuốc điều trị Alzheimer không hẳn là hiệu nghiệm. Tuy nhiên một số thuốc đem lại hiệu quả điều trị nhất định. Có thể kẻ đến như thuốc điều trị cao huyết áp hoặc Insuling, Paracetamol có tác dụng giảm đau. Cortisone là “thuốc tuyệt vời” nhưng người bệnh không được lạm dụng quá nhiều.