13 điều cấm kỵ khi pha sữa cho bé, mẹ tuyệt đối tránh để con luôn khỏe mạnh

17-01-2017 11:54:03

Những chất dinh dưỡng trong sữa bột sẽ không còn tác dụng cho trẻ nếu như mẹ mắc phải một số sai lầm khi pha sữa cho bé.

Pha sữa cho con là việc làm hàng ngày của đa số các bố mẹ, thế nhưng pha như thế cho đúng, giúp bé hấp thu tốt đa dinh dưỡng trong sữa cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì không phải “mẹ bỉm sữa” nào cũng biết.

Dưới đây là những sai lầm khi pha sữa cho bé, bố mẹ nên tránh:

Không vệ sinh, để tay ướt

Nếu tay không được rửa sạch, có thể những vi khuẩn, vi trùng có hại ở tay sẽ tấn công vào sữa của bé, làm sữa nhiễm bẩn, dễ hư, dẫn đến trẻ bị tiêu chảy, đau bụng.

Hơn nữa, khi cầm dụng cụ pha sữa cho trẻ với bàn tay ướt sẽ làm sữa bị ẩm, mau vón cục, mốc, có hại cho sức khỏe của bé.

Không tiệt trùng dụng cụ pha sữa

Hệ tiêu hóa của bé sơ sinh chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, phòng tránh sự xâm nhập của vi khuẩn làm hại sức khỏe bé.

Phải rửa sạch các dụng cụ pha sữa bằng nước sạch và tiệt trùng các dụng cụ ấy bé bằng máy tiệt trùng hoặc đun sôi khoảng 3-5 phút.

Pha sữa với nước cơm, nước cháo, nước rau luộc

Điều này có thể làm mất đi hoặc ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng có trong sữa bột. Ngoài ra, sự kết hợp này có thể làm hệ tiêu hóa của bé không quen dẫn đến các vấn đề như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…

Cho trứng vào sữa

Các protein trứng khi kết hợp với trypsin của sữa đậu nành có thể sản sinh ra các chất gây khó tiêu, đầy bụng và làm sữa mất giá trị dinh dưỡng.

Cho trẻ uống thuốc cùng sữa

Một số loại thuốc, chẳng hạn như erythromycin và một số loại kháng sinh khác sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng của sữa và thậm chí gây ra tác dụng phụ và nguy cơ sức khỏe nếu bị hoà lẫn.

Vì vậy, trừ những loại thuốc ghi rõ trên tờ hướng dẫn sử dụng là có thể uống kèm với sữa (như thuốc hạ sốt) thì tốt nhất nên cho trẻ uống thuốc cùng nước lọc trắng.

Trộn nước hoa quả, vitamin vào sữa

Các chất dinh dưỡng trong nước hoa quả, vitamin và sữa  không hợp nhau nhau, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé hoặc tương tác làm giảm giá trị dinh dưỡng của protein trong sữa.

Đong sữa một cách đại khái

Nhiều bố mẹ khi pha sữa bột cho bé không hề tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Có thể pha loãng hơn hoặc hơn so với quy định.

Các cha mẹ không nên làm như vậy vì nhà sản xuất đã tính toán tỷ lệ tối ưu, nếu pha loãng bé sẽ thiếu dinh dưỡng, pha đặc bé sẽ dễ bị táo bón và rối loạn tiêu hóa.

Tự ý tăng lượng sữa

Một số mẹ vì nôn nóng muốn con tăng cân nhanh nên đã cố tình tăng thêm lượng bột khi pha sữa. Tuy nhiên, nếu cho bé uống sữa quá đặc sẽ dẫn đến trẻ bị thiếu nước, không hấp thu dưỡng chất tốt thậm chí gây táo bón, rồi loạn tiêu hóa.

Trộn nhiều loại sữa với nhau

Khi trộn nhiều loại sữa vào với nhau sẽ làm mất đi sự cân đối về thành phần dinh dưỡng của mỗi loại sữa. Đồng thời, thời gian tính từ khi mở hộp sữa đến lúc sử dụng hết sẽ lâu hơn, dễ làm sữa bị vón cục, mất chất dinh dưỡng, dễ bị nhiễm khuẩn.

Thử sữa bằng miệng

Khi pha sữa cho con, một số mẹ thử sữa bằng cách đút bình sữa vào miệng và mút thử. Tuy nhiên, cách này rất có thể là “cầu nối” để vi khuẩn trong miệng bạn lây bệnh cho bé. Tốt nhất, nên nhỏ vài giọt sữa lên bàn tay để biết nhiệt độ của sữa có phù hợp với bé hay chưa.

Làm nóng sữa bằng lò vi sóng

Nhiệt độ trong lò vi sóng có thể phá hủy một số vitamin, khoáng chất trong sữa. Đồng thời, một số chất liệu bình có thể sản sinh chất độc hại khi làm nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Pha sữa bột kèm sữa ông thọ

Để uống ngon và nhiều chất hơn, nhiều mẹ pha thêm sữa đặc vào sữa bột cho con uống. Việc làm này rất nguy hiểm, bởi vì ngọt quá sẽ gây nên sâu răng, xơ cứng động mạch và không tốt cho sức khỏe của bé, đặc biệt là với trẻ sơ sinh.

Dùng nước khoáng để pha sữa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nước khoáng có chứa nhiều khoáng chất dẫn tới dự thừa khi pha cùng sữa. Vì vậy các mẹ chỉ cần dùng nước tự nhiên đun sôi để nguội tới một độ thích hợp và pha sữa bột cho bé là lí tưởng nhất.

Clip: Những sai lầm khi pha sữa công thức cho bé. Nguồn: VTC1

L.H (T/h)
Theo Đời sống Plus //