Tìm hiểu công nghệ trám răng thẩm mỹ composite

05-01-2018 10:21:30

Composite là chất liệu tổng hợp, được sử dụng nhiều trong nghành nha khoa từ những năm đầu của thập niên 90. Công nghệ trám răng thẩm mỹ composite hiện đã ít phổ biến hơn trước.

Công nghệ trám răng thẩm mỹ composite được sử dụng như một chất thay thế mô răng bởi các đặc tính: màu sắc gần giống màu răng, chống chịu được sự mài mòn, độ nén chịu lực và đặc biệt là không độc cho cơ thể.

Nhà sản xuẩt và bác sĩ kiểm soát và làm chủ được màu sắc của chất liệu composite khi sử dụng. Thời gian thao tác nhanh, dưới nhiệt độ thường.

Sản phẩm đóng gói trong các dụng cụ chứa nhỏ, dạng monomer, dẻo, dể tạo hình, cứng hóa bởi phản ứng quang trùng hợp bởi ánh sáng từ nguồn đèn Halogen trong thời gian ngắn (vài chục giây).

Cách làm: bề mặt men răng phía trước (phía môi) được bỏ đi độ dày khoảng 1 đến 1.5mm, xói mòn, tạo nhám bề mặt răng vừa được mài để tăng độ bám dính của Composite, phủ một lớp Bonding đi kèm với sản phẩm nhằm tăng độ lưu giữ vào sâu trong lớp ngà, phủ dần từng lớp composte ra phía ngoài đồng thời tạo hình thể ngoài của răng bằng Composte trong giai đoạn này, chỉnh sửa lại hình thể và đánh bóng bề mặt.


Trong nha khoa composite được sử dụng như một chất thay thế mô răng. Ảnh minh họa

Hình thể tạo ra trên bề mặt răng phụ thuộc hoàn toàn vào tư duy và kỹ năng tạo hình của bác sĩ. Độ bóng mang lại vẻ thẩm mỹ cho răng trên bề mặt lớp composite duy trì được khoảng 2 đến 3 năm.

Áp dụng trên các tổn thương khe hở nhỏ giữa hai răng (đóng kẽ răng), các lỗ sâu mặt nhai, mặt bên, các tổn thương thân răng cửa do hậu quả của Tetracycline, chấn thương, mòn cổ răng.

Lưu ý sử dụng: Composite có độ giãn nở vì nhiệt khác so với men răng vì vậy không nên ăn thức ăn có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh dẫn đến tình trạng hai lớp chất liệu có sự thay đổi thể tích khác nhau khi tiếp xúc với cùng một mức nhiệt độ nóng hoặc lạnh khác nhau làm cho hai lớp vật chất này trượt lên và rời ra khỏi nhau.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //