5 điểm khác biệt giữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Sự nhầm lẫn tai hại giữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng sẽ khiến cho việc chữa trị trở nên khó khăn và mất kiểm soát. Nguyên nhân được cho là triệu chứng của cả hai bệnh lý này khá giống nhau. Cùng tham khảo bài viết sau đây để phân biệt được hai bệnh lý này nhé.
I. Bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang
1. Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị mẫn cảm, kích ứng khi gặp phải các yếu tố nguy cơ dị nguyên như phấn hoa, hương liệu, lông động vật, bụi, khói… không liên quan đến vi khuẩn, virus.
Theo số liệu từ Viện Hàn lâm Hen suyễn, dị ứng và Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI), thế giới có khoảng 10 - 30% dân số mắc bệnh này. Cụ thể chia làm 2 dạng như sau:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa (Hay còn gọi là viêm mũi dị ứng thời tiết): Trường hợp này bệnh chỉ bùng phát ở một vài thời điểm nhất định trong năm.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Bệnh có thể bùng phát vào bất kỳ thời điểm nào khi gặp các yếu tố dị ứng.
2. Viêm xoang
Viêm xoang mũi là tình trạng viêm nhiễm tại các hốc xoang, chủ yếu do vi khuẩn, virus gây ra. Lúc này, phần niêm mạc lót ở các hốc xoang bị viêm dẫn đến phù nề, tăng tiết dịch nhầy, dịch tiết đặc quánh không thoát được ra ngoài khiến các xoang bị tắc nghẽn, tạo áp lực ngược lại lên các vùng xung quanh.
Viêm xoang được chia làm 2 loại chính là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính.
Ở giai đoạn cấp tính, viêm mũi xoang có thể tự khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển mạn tính, khả năng khỏi hẳn gần như không có. Lúc này người bệnh đối diện với nguy cơ có thể bùng phát viêm xoang bất cứ lúc nào, đặc biệt theo thời gian bệnh ngày càng trở nặng.
Viêm xoang mũi là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy tại các hốc xoang
II. Điểm khác biệt của viêm xoang và viêm mũi dị ứng
1. Khác biệt về triệu chứng bệnh
Viêm mũi dị ứng
Cả viêm xoang và viêm mũi dị ứng đều gây ra triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, tắc mũi, khó thở… Tuy nhiên viêm mũi dị ứng còn khiến đỏ mắt, ngứa mắt, ngứa vùng mũi, chán ăn…
Viêm mũi dị ứng có thể di truyền. Và khi không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng sang viêm xoang, polyp mũi…
Viêm xoang
Khi bị viêm xoang, ngoài các biểu hiện như nghẹt mũi, sổ mũi, đau đầu… Người bệnh còn cảm thấy cơn đau lan ra các khu vực khác như trán, thái dương, gò má… Các dấu hiệu ho, khó thở cũng nặng hơn vào ban đêm.
Viêm xoang có thể gây hôi mồm hoặc suy giảm khứu giác, đau răng, sốt…
Khác với viêm mũi dị ứng, viêm xoang không mang yếu tố di truyền. Tuy nhiên biến chứng của viêm xoang lại nặng nề hơn rất nhiều khi có thể tiến triển thành viêm màng não, viêm não, hen suyễn, viêm họng mạn tính…
2. Khác ở nguyên nhân gây bệnh
Về bản chất, thì viêm mũi dị ứng và viêm xoang chủ yếu đều do cơ địa. Cụ thể, cơ địa mẫn cảm, dễ bị kích ứng khi gặp các yếu tố nguy cơ, bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng còn mang yếu tố di truyền. Tức là nếu có bố hoặc mẹ bị viêm mũi dị ứng, tỷ lệ con mắc bệnh đạt 30%. Còn trong trường hợp cả bố và mẹ đều bị bệnh, tỷ lệ tăng lên 50%.
Viêm mũi xoang chỉ bùng phát khi gặp các yếu tố nguy cơ, niêm mạc xoang bị tổn thương do vi khuẩn virus gây viêm.
3. Phương pháp chẩn đoán bệnh khác nhau
Phương pháp chẩn đoán của 2 bệnh lý này cũng có nhiều sự khác biệt như sau:
3.1. Viêm mũi dị ứng
Xét nghiệm trên da
Đây là phương pháp xét nghiệm lâm sàng, thực hiện bằng cách đưa một hay nhiều dị nguyên vào da sau đó đo sự mẫn cảm cơ thể với dị nguyên này. Mục đích tiến hành thử nghiệm này là nhằm phát hiện kháng thể dị ứng với các yếu tố nguy cơ.
Thông thường, xét nghiệm trên da được thực hiện trực tiếp hoặc truyền mẫn cảm thụ động. Nếu trực tiếp, dị nguyên được đưa vào cơ thể qua da. Còn truyền mẫn cảm thụ động huyết thanh trong cơ thể người bệnh sẽ được đưa vào da người khác, sau đó tiêm dị nguyên vào để nghiên cứu ngay tại chỗ vừa tiêm huyết thanh.
Với xét nghiệm trên da, kết quả không chỉ đo được mức độ mẫn cảm mà còn phát hiện ra tính mẫn cảm của cá thể. Đây là cơ sở quyết định việc kê liều dị nguyên nhằm giúp việc điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu.
Phết tế bào mũi
Phương pháp này giúp chẩn đoán viêm mũi dị ứng nếu trong niêm mạc có xuất hiện Eosinophil.
Test kích thích
Đây là phương pháp chẩn đoán sinh học và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Bằng cách này, phản ứng dương tính sẽ xảy ra nếu dị nguyên nghi ngờ được đưa vào cơ thể để tạo lại bệnh cảm lâm sàng.
3.2 Viêm xoang
Chụp cắt lớp vi tính CT
Với việc áp dụng kỹ thuật hiện đại, các hình ảnh hốc xoang được hiện diện rõ nhằm phát hiện nhanh chóng các bất thường bệnh lý.
Chụp CT có ý nghĩa rất lớn khi hình ảnh dịch tiết trong xoang được phát hiện rõ ràng, tình trạng phù nề niêm mạc cũng giúp chẩn đoán và điều trị tốt hơn.
Nhất là đối với các trường hợp do cấu trúc mũi giải phẫu bất thường, CT là cách bác sĩ có thể xem xét và đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Nội soi mũi
Bằng việc dùng ống nhỏ gắn camera, bác sĩ có thể quan sát được hết các tình trạng bên trong hốc xoang, điển hình như mủ xanh hoặc vàng. Cùng với đó, tình trạng phù nề hay sưng viêm đều được xuất hiện rõ nét nhất.
4. Các biến chứng
Thông thường, các biến chứng của viêm mũi dị ứng chỉ loanh quanh tại các vùng lân cận như làm phù nề niêm mạc, gây thoái hoá niêm mạc mũi, viêm họng, vế phế quản, viêm tai giữa… Và có thể biến chứng sang viêm xoang. Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh và trẻ em rất hay xảy ra tình trạng viêm phế quản do không được điều trị kịp thời.
Ngược lại, các biến chứng của viêm xoang không chỉ dừng lại ở các khu vực quanh hốc xoang mà còn lan rộng sang các khu vực khác, gây ảnh hưởng nặng nề:
Biến chứng lân cận: Viêm họng, viêm phế quản, viêm túi lệ, áp xe mí mắt, viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu, viêm tai giữa, lệch vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi…
Biến chứng sang các khu vực khác: Viêm não, viêm màng não, áp xe não, các biến chứng tại mạch máu, huyết khối xoang hang, viêm tủy xương, nhiễm trùng huyết và suy đa hệ cơ quan do máu, các biến chứng tại thần kinh.
III. Phương pháp điều trị viêm xoang và viêm mũi dị ứng có gì khác biệt?
Phương pháp điều trị viêm xoang
Nội khoa: Điều trị nội khoa chủ yếu dành cho viêm xoang cấp tính. Người bệnh được chỉ định sử dụng các nhóm thuốc kháng sinh, chống viêm, chống dị ứng hoặc co mạch để làm giảm nhanh chóng các triệu chứng viêm xoang.
Ngoại khoa: Khi điều trị nội khoa không còn hiệu quả và trường hợp bệnh đã trở nặng như: phát hiện bất thường mũi xoang, lệch vách ngăn mũi, viêm xoang kèm theo các biến chứng… hoặc người bệnh được chỉ định phẫu thuật.
Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng
Nội khoa: Điều trị nội khoa của viêm mũi dị ứng cũng giống như viêm xoang khi được chỉ định sử dụng các nhóm thuốc bao gồm: kháng sinh, chống dị ứng, chống viêm, thuốc co mạch…
Ngoại khoa: Khi viêm mũi dị ứng xuất hiện polyp, thoái hoá cuốn mũi… viêm mũi dị ứng mới được chỉ định phẫu thuật.
Bên cạnh y học hiện đại, nhiều người lại muốn lựa chọn Đông y để điều trị viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng. Bởi, viêm xoang thực chất là bệnh cơ địa. Giải thích dễ hiểu là cùng điều kiện môi trường tương tự nhau, cùng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ tương tự nhau, nhưng có người bị xoang, có người khoẻ mạnh. Và đối với các bệnh lý xuất phát chủ yếu từ cơ địa, khó chữa khỏi thì Đông y dường như luôn là lựa chọn rất hiệu quả.
Mặc dù vậy, đa phần người dùng đều e ngại khi nhắc đến Đông y vì trong tiềm thức của họ, các loại thuốc Đông y đều khó uống, rắc rối trong việc sử dụng và đặc biệt hiệu quả mang lại rất chậm. Chưa kể, thị trường Đông y đang tràn lan các sản phẩm kém chất lượng, hiệu quả không rõ rệt, vô thưởng vô phạt.
Lúc này chỉ có sản phẩm từ thương hiệu y dược hàng đầu, bào chế theo công thức quý mới đem lại chất lượng khác biệt và niềm tin vững chắc.
Viên xoang Ngự y mật phương được bào chế theo theo dạng viên nén nhỏ đựng trong bao thiếc gọn nhẹ. Cách tối ưu trong khâu sử dụng giúp người bệnh dễ dàng trong việc bảo quản, chia liều sử dụng, vừa giúp dược chất hấp thụ nhanh vào cơ thể để đưa lại tác dụng thuyên giảm rõ rệt.
Viên xoang Ngự y mật phương tập trung tác động thay đổi cơ địa - Căn nguyên chủ yếu gây viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Vì chỉ khi cơ địa chuyến biển giống với cơ địa người bình thường, khả năng mẫn cảm mới được xử lý và kiểm soát hiệu quả. Đồng thời, các triệu chứng cũng thuyên giảm rõ rệt.
Thay đổi cơ địa dần dần, từ từ giúp mũi của người bệnh giảm dần mức độ kích ứng khi gặp các yếu tố nguy cơ: thời tiết, khói bụi, phấn hoa, lông vật nuôi… Bên cạnh hạn chế các đợt tái phát, người bệnh còn cảm thấy rõ rệt triệu chứng từ những đợt tái phát sau sẽ ngày càng nhẹ đi.
Đó là lý do mà Viên xoang Ngự y mật phương đã giúp rất nhiều trường hợp khỏi hẳn hoặc không tái bệnh trong nhiều năm, kẻ cả các trường hợp đã từng nạo xoang, chạy chữa nhiều nơi, sử dụng nhiều sản phẩm vẫn không đem lại hiệu quả.
Viêm xoang hay viêm mũi dị ứng đều mang đến những khó chịu và bất cập trong đời sống sinh hoạt của người bệnh. Mặc dù việc sử dụng thuốc tây giúp các triệu chứng biến mất nhanh chóng, nhưng rất nhiều xuất hiện tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc… chỉ vì tự ý mua thuốc điều trị. Để đạt an toàn và hiệu quả tốt nhất, người bệnh có thể kết hợp sử dụng cùng Viên xoang ngự y mật phương nhằm xử lý bệnh tình về lâu về dài bên cạnh việc kiểm soát triệu chứng nhanh chóng.