Thứ tư, 24/04/2024 | 22:46
RSS

Vì sao ĐTVN không sử dụng cầu thủ nhập tịch ở thời điểm hiện tại?

Thứ sáu, 16/06/2017, 09:17 (GMT+7)

Vì sao đội tuyển Việt Nam không sử dụng cầu thủ nhập tịch đang là vấn đề mà người hâm mộ đặc biệt quan tâm.

Sau khi tiến lên chuyên nghiệp, các câu lạc bộ tại V.League đã không tiếc tiền đưa về một loạt các chân sút ngoại có chất lượng nhằm tăng khả năng tranh chấp danh hiệu. Điều này khiến cho giải đấu quốc nội trở nên chất lượng và đáng xem hơn rất nhiều.

Tuy vậy điều đó cũng làm cho các chân sút nội vì thế không có cơ hội để tỏa sáng, thậm chí nhiều cầu thủ bất đắc dĩ trở thành vật trang trí trên băng ghế dự bị và không có được phong độ tốt nhất mỗi khi được triệu tập lên đội tuyển quốc gia, điều đó khiến VFF phải gấp rút đưa ra quy định hạn chế ngoại binh ở V.League.

Để lách luật, các câu lạc bộ có tham vọng ngay lập tức nhập tịch cho các chân sút ngoại có chất lượng, từ đó cầu thủ nhập tịch ra đời và đóng góp quan trọng vào thành tích của nhiều câu lạc bộ ở Việt Nam

Tuy vậy đã một thập kỷ trôi qua kể từ khi Việt Nam có chính sách nhập tịch cầu thủ, đội tuyển quốc gia Việt Nam rất hiếm có cầu thủ nhập tịch trên tuyển, dù rằng đội bóng áo đỏ luôn khan hiếm những tiền đạo chất lượng mà điều đó thì ở các cầu thủ nhập tịch lại quá dư thừa.

Điều này khiến không ít người hâm mộ thắc mắc và hoài nghi về năng lực làm việc của các HLV tiền nhiệm, HLV Hữu Thắng và VFF.

Đội tuyển Việt Nam nói không với cầu thủ nhập tịch. Ảnh: Bóng đá

Đội tuyển Việt Nam nói không với cầu thủ nhập tịch. Ảnh: Bóng đá

Tuy vậy, việc các cầu thủ nhập tịch ít có cơ hội lên tuyển bắt nguồn  từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân quan trọng hàng đầu bắt nguồn từ cầu thủ nhập tịch Phan Văn Santos (người Brazil) cầu thủ nhập tịch đầu tiên được gọi lên đội tuyển Việt Nam .

Cụ thể vào năm 2008, trong trận đấu giao hữu giữ đội tuyển Việt Nam và Olimpic Brazil khi ấy Santos là thủ thành của đội tuyển Việt Nam tuy vậy, thủ thành gốc Brazil đã có một hành động cực kỳ phản cảm đó là khi quốc ca Việt Nam vang lên, Santos không hề hát, song khi quốc ca của Brazil vang lên anh lại hát rất to.

Trước hình ảnh phản cảm đó thì quyết định không triệu tập cầu thủ nhập tịch lên tuyển đã được ban ra và Tổng cục thể dụ thể thao và Liên đoàn bóng đá Việt Nam là những đơn vị buộc phải tuân thủ.

Nguyên nhân thứ hai khiến các cầu thủ nhập tịch không được triệu tập lên đội tuyển Việt Nam đó là thái độ tập luyện và thi đấu của chính các cầu thủ nhập tịch, có rất nhiều giai thoại về việc các cầu thủ nhập tịch sinh hoạt một cách bừa bãi, thiếu chuyên nghiệp, nhất là các cầu thủ gốc Phi càng làm cho những nhà quản lý bóng đá Việt Nam sợ hãi và đương nhiên những nhân vật này không thể đại diện cho một quốc gia được.

Samson chưa từng khoác áo đội tuyển quốc gia Việt Nam. Ảnh: Thể thao

Samson chưa từng khoác áo Đội tuyển Quốc gia. Ảnh: Thể thao

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác nữa đó là liên quan đến vấn đề bản sắc. Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan được biết đến là quốc gia có nền bóng đá hàng đầu khu vực, họ từng 16 lần vô địch SEA Games, trong đó có giai đoạn 5 lần vô địch liên tiếp, ở đội tuyển quốc gia (AFF Cup) họ cũng  là đội bóng vô địch nhiều nhất trong khu vực với 4 lần nâng cúp.

Khá nhạc nhiên là người Thái đạt được thành công vang dội như vậy nhưng họ không có bất cứ một cầu thủ nhập tịch nào trong đội tuyển trong vài chục năm qua.

Điều đó chứng minh một chân lý, cầu thủ nhập tịch quan trọng song không phải là yếu tố quyết định tới thành công của các đội tuyển trong khu vực. Đây là điều mà Liên đoàn bóng đá Việt Nam biết và hiểu rõ hơn ai hết, thế nên giữ bản sắc và nâng cao chất lượng đào tạo trẻ là điều mà VFF và các nhà quản lý bóng đá Việt Nam hướng tới trước mắt và cả trong tương lai.

Thay vì chạy theo phong trào sử dụng cầu thủ nhập tịch đang lan rộng trên thế giới bởi suy cho cùng, thành công của một nền bóng đá bắt nguồn từ đạo trẻ, đó chính là gốc rễ của thành công của một nền bóng đá thay vì "ăn xổi ở thì" để rồi đánh mất bản sắc và rơi vào vòng luẩn quẩn của căn bệnh thành tích.

Việt Nam 0-0 Jordan. Nguồn: VFF Channel

Nguyễn Hưng
Theo Đời sống Plus/GĐVN