Thứ sáu, 29/03/2024 | 12:44
RSS

Ukraine có lượng sức mình khi muốn tước quyền phủ quyết tại Hội đồng bảo an của Nga?

Thứ năm, 23/02/2017, 07:21 (GMT+7)

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga nói rằng Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin nên lượng sức mình, không nên cố cải thiện hoạt động của các tổ chức quốc tế.

Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với lý do Nga "lạm dụng quyền phủ quyết", hãng tin UNIAN của Ukraine đưa tin. Phát biểu tại cuộc họp của HĐBA về các vấn đề xung đột chưa được giải quyết ở châu Âu, ông Klimkin nói:

"HĐBA phải có khả năng ứng phó hiệu quả với 'những xung đột đẫm máu', bất chấp sự hiện diện có thể có của các bên xung đột quanh bàn họp với tư cách thành viên thường trực của HĐBA". 

Đại diện Ukraine tại Hội đồng bảo an. Ảnh: Internet

Ông Klimkin cũng gọi việc Nga là thành viên thường trực trong HĐBA là "nguyên nhân cơ bản", đồng thời chỉ trích Moscow "kích động" các cuộc xung đột ở châu Âu.

Đáp lại động thái này, bà Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga nói rằng Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin “nên tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ” và không nên cố cải thiện hoạt động của các tổ chức quốc tế  

"Tôi muốn chia sẻ với ông một vài lời khuyên. Hãy đặt vấn đề nội bộ trong nước lên đầu tiên, mọi việc phải ngăn nắp và theo quy củ. Sau đó, ông mới nên tham gia cải thiện hoạt động của các tổ chức quốc tế. Không cần sự can thiệp của ông Klimkin, các tổ chức quốc tế vẫn vận hành tốt", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh. 

Bị Ukraine đề xuất tước quyền phủ quyết, Nga nổi giận. Ảnh: Internet

Chủ đề phủ quyết là một trong những đề tại nóng nhất trong các cuộc thảo luận về việc cải tổ của Hội đồng bảo an. Trước đó, đại diện thường trực của Nga là Cố đại sứ Vitaly Churkin cũng cho biết Nga không chấp nhận bất kỳ ý tưởng nào xâm phạm đến quyền phủ quyết của 5 thành viên thường trực là Nga, Anh, Trung Quốc Mỹ và Pháp. 

Washington và Bắc Kinh có cùng một quan điểm với Nga, trong khi London và Paris lại ủng hộ phương án tự nguyện từ bỏ quyền phủ quyết trong trường hợp khẩn cấp để ngăn chặn việc “phạm tội” theo số đông.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus