Thứ năm, 28/03/2024 | 20:38
RSS

Tỷ phú Nga chơi ngông: Chi 2 nghìn tỷ rước 9 quả trứng về nhà

Thứ ba, 28/02/2017, 11:20 (GMT+7)

Tài phiệt đi lên từ buôn bán phế liệu người Nga Viktor Vekselberg đã chi 2.200 tỷ để mua 9 quả trứng, điều mà không ai dám làm.

Tỉ phú Nga nổi tiếng là những người chơi ngông với khối tài sản khổng lồ. Họ tậu du thuyền, chuyên cơ, mua đảo, mua đội bóng rổ, bóng đá Vậy nhưng, Viktor đến nay là người duy nhất nước Nga và thậm chí là trên thế giới dám “đốt” 100 triệu USD (khoảng 2.200 tỉ) cho 9 quả trứng vàng. Đó là cái giá không tưởng với một bộ sưu tập trứng ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử vô giá.

Trên thế giới này, chẳng có thứ gì hiếm và xa xỉ như trứng vàng Fabergé. Đây là kiệt tác được thợ kim hoàn Peter Carl Fabergé chế tác thủ công với số lượng hạn chế. Đến nay, chỉ có 50 quả trứng vàng được tạo ra trong khoảng từ cuối thế kỷ 19, đầu thế 20 để dành tặng Nga hoàng Alexander III và Nicholas II.

Sau Cách mạng Nga năm 1917, những quả trứng vàng phân tán rải rác khắp thế giới. Bảo tàng Kremlin ở Nga sở hữu 10 quả trứng và những sản phẩm đơn lẻ còn lại thuộc về các cá nhân trên thế giới. Bộ sưu tập cá nhân lớn nhất thuộc về Viktor Vekselberg với 9 quả trứng vô giá.

Tỷ phú Nga Viktor Vekselberg. Ảnh: Theweek.co.uk.

Năm 2004, trong cuộc bán đấu giá số trứng vàng Fabergé, Viktor đã đứng lên và lạnh lùng ra giá 100 triệu USD. Mức giá kỉ lục khiến tất cả những người có ý định mua trứng vàng trong khán phòng ở thành phố New York hôm ấy phải từ bỏ tham vọng độc chiếm.

Cũng phải tới thời điểm năm 2004, cái tên Viktor mới được báo chí Nga và thế giới đề cập như một tỉ phú giấu mặt thú vị. Thông tin về ông cũng ít ỏi và hiếm hoi chẳng khác gì số trứng vàng Fabergé trên thế giới.

Sau khi sở hữu bộ sưu tập trứng Fabergé, Viktor cho trưng bày trước toàn dân ở thành phố St.Peterburg, nơi từng đặt xưởng chế tác kim hoàn đầu tiên của nghệ nhân Fabergé. Thủ tướng Nga khi đó là Medvedev đã tới dự buổi khai trương tại cung điện Shuvalov.

Quả trứng vàng giá cắt cổ của tỷ phú người Nga. Ảnh: Internet

Viktor Felixovich Vekselberg sinh ngày 14/4/1957 tại miền Tây Ukraine trong một gia đình cha là người Do Thái Ukraine và mẹ là người Nga. Năm 1979, ông tốt nghiệp Viện Kỹ thuật giao thông Moscow và làm quản lý cho một công ty chế tạo bơm của nhà nước. Sau đó, ông còn nhận bằng tiến sĩ ngành toán học.

Năm 1988, khi cựu tổng thống Mikhail Gorbachev nới lỏng các quy định cho công ty tư nhân, Vekselberg thành lập NPO KomVek chuyên cung cấp dịch vụ nghiên cứu sản xuất cho nhà máy nhôm Irkutsk. Ông kiếm được những khoản tiền lớn đầu tiên bằng việc bán dây đồng tái chế. 

Đầu thập niên 90, cùng với bạn học cùng ở đại học Leonard Blavatnik, ông thành lập Renova Group. Các thương vụ thâu tóm và lợi nhuận của tập đoàn này mang lại cho ông hàng tỷ USD. Hiện Renova là một trong những công ty cổ phần lớn nhất tại Nga. 

Tỷ phú Nga Viktor Vekselberg ở khu trưng bày 9 quả trứng đắt giá. Ảnh: DailyMail

 

Khi Nga đẩy nhanh quá trình tư nhân hóa, Renova thâu tóm nhiều công ty trong ngành công nghiệp nhôm và sắt thép. Năm 1996, Viktor Vekselberg đồng sáng lập công ty nhôm Siberian Urals Aluminum Company (SUAL). Hiện nay, SUAL là một trong những hãng ản xuất nhôm lớn nhất thế giới.

Với khối tài sản màu mỡ mua được với giá rẻ, Vekselberg tiếp tục mở rộng bằng việc mua cổ phần của Tyumen Oil (TNK). Năm 1997, ông là thành viên ban giám đốc của TNK - một trong những công ty dầu khí lớn nhất tại Nga. Năm 2013, Vekselberg cùng ban giám đốc công ty thỏa thuận sáp nhập TNK với British Petroleum và thành lập TNK-BP. Đây là thương vụ sáp nhập tư nhân lớn nhất trong lịch sử Nga lúc bấy giờ. Ảnh: Getty Images. 

Năm 2013, khi công ty quốc doanh Rosneft mua lại TNK-BP, Vekselberg bỏ túi 7 tỷ USD Năm 2010, Vekselberg được chính phủ Nga bổ nhiệm là người đứng đầu Skolkovo, dự án nhằm tìm ra những nhân tài sáng giá nhất phục vụ nước Nga. Ả

Viktor Vekselberg cũng là tỷ phú đứng sau thế vận hội Olympic Sochi tại Nga với các công trình đầu tư khách sạn Azimut Hotel Resort, SPA Sochi 4, Azimut Hotel Sochi 3 và công viên. Ước tính, tổng số tiền tỷ phú này bỏ ra là 500 triệu USD. 

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus