Thứ tư, 24/04/2024 | 15:54
RSS

Tuyệt chiêu phân biệt thực phẩm chức năng thật – giả trong 30 giây

Thứ ba, 15/11/2016, 12:05 (GMT+7)

Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả đang là mối lo lắng của nhiều người tiêu dùng Việt. Dưới đây là những mẹo đơn giản giúp người mua chọn đúng hàng "chuẩn".

Xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng (TPCN) đang ngày càng phổ biến trên thế giới Tại Mỹ, trong 10 người thì có 6 người dùng thực phẩm chức năng. Người Mỹ chi khoảng 32 tỷ USD cho việc tiêu thụ TPCN các loại mỗi năm.

Trong khi đó, ở Việt Nam thống kê tại hai thị trường lớn nhất là Hà Nội và TP.HCM cho thấy, có đến 50% người trưởng thành sử dụng các loại thực phẩm bổ sung. Mỗi tháng người Việt chi một khoản tiền không nhỏ để mua thực phẩm chức năng, đặc biệt là hàng ngoại nhập.

cách phân biệt thực phẩm chức năng giả

Nắm bắt được nhu cầu thị trường thực phẩm chức năng của người Việt rất lớn nên nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã trục lợi bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng làm ra những loại hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu khiến nhiều người phải điêu đứng vì “tiền mất, tật mang”…

Theo một cán bộ Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, tình trạng TPCN giả, nhái đã và đang có mặt ở hầu hết các trung tâm thương mại, siêu thị từ mặt hàng bình dân cho tới cao cấp. Bởi vậy, NTD cần tỉnh táo, nắm được những kĩ năng cơ bản để tránh rước họa vào thân khi mua TPCN.

Kiểm tra mã vạch

Kiểm tra mã vạch sản phẩm cũng là phương pháp phổ biến để nhận diện sản phẩm bạn mua có phải hàng thật hay không. Chỉ cần dùng phần mềm đọc mã vạch, trong vòng 10 giây, bạn sẽ biết tất tần tật thông tin về sản phẩm, từ tên hàng hóa cho đến nhà sản xuất, địa chỉ của hãng…Trong trường hợp bạn không tìm thấy kết quả nào, hãy đặt nghi vấn về xuất xứ của sản phẩm.

cách phân biệt thực phẩm chức năng giả

Ảnh minh họa

Kiểm tra bao bì, mẫu mã

Quan sát bao bì, mẫu mã sản phẩm là việc làm không thừa khi mua hàng. Với thực phẩm chức năng nhập khẩu chính hãng, bạn sẽ nhìn thấy đầy đủ thông tin của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu (tên công ty, địa chỉ, website), thông tin sản phẩm (thành phần, công dụng, hạn sử dụng)…Sản phẩm bất ổn khi bao bì có hình ảnh mờ mịt, chữ in nhòe, thiếu thông tin cơ bản…

Kiểm tra trên các trang web nước ngoài uy tín

Một cách khác do Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra là ghé thăm website của hãng sản xuất ra sản phẩm bạn đang cầm trên tay. Thông thường thì các hãng đều có website riêng, cập nhật chi tiết thông tin và hình ảnh sản phẩm.

Từ những điều này, bạn hãy so sánh với sản phẩm thực tế xem có sự khác biệt nào không. Nếu có, đừng ngần ngại thắc mắc với nơi bạn đã mua sản phẩm.

Cuối cùng, để tránh phải rủi ro mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, các nhà sản xuất khuyến nghị khách hàng tìm mua các sản phẩm tại các cửa hàng chính hãng trên toàn thế giới hay tại các nhà phân phối chính thức của hãng.

Tiểu Nghi (T/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC