Thứ ba, 23/04/2024 | 21:34
RSS

Thông điệp ý nghĩa từ hành động cúi chào học sinh của thầy hiệu trưởng trường Việt Đức

Thứ hai, 23/10/2017, 19:32 (GMT+7)

"Tôi muốn chào đón học sinh vào buổi sáng sớm hay chiều muộn là muốn gắn kết thông điệp chào nhau, niềm nở với nhau để cuộc sống có thêm những niềm vui".

Thầy Hiệu trưởng cúi chào học sinh ở cổng trường
Thầy Nguyễn Quốc Bình cúi chào học sinh ở cổng trường

"Chúng em rất cảm phục thầy hiệu trưởng"

Hình ảnh thầy Nguyễn Quốc Bình – Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đứng đón học sinh, nhắc nhở và cúi chào các em vào mỗi buổi sáng hay chiều tan lớp đang gây xôn xao dư luận. Chiều 23/10, PV đã có mặt tại Trường THPT Việt Đức ghi nhận lại toàn bộ sự việc này.

Thầy Hiệu trưởng cúi chào học sinh

Theo quan sát của PV, 17h30 phút thầy Bình ra cổng trưởng để chào cũng như nhắc nhở các em học sinh đi về cẩn thận, cài quai mũ bảo hiểm.

Chẳng ai bảo ai, cứ ra đến cổng trường là câu “em chào thầy ạ” lại vang lên, hay những cánh tay vẫy chào thầy từ xa. Đáp lại tình cảm của học sinh dành cho mình, thầy Bình cũng vẫy tay và nở nụ cười hiền.

Học sinh ở trường THPT Việt Đức đã quen thuộc với hình ảnh thầy hiệu trưởng mỗi sáng hay chiều đứng chào học trò. Hành động này cũng đã thành nét riêng và gần gũi đối với các thầy cô, học trò và phụ huynh học sinh trường Việt Đức.

Chia sẻ với PV về thầy hiệu trưởng đáng kính này, em Nghiêm Thành Long (học sinh lớp 11A3) cho hay: “Em cảm ơn thầy đã vì học sinh mà làm những điều tốt đẹp nhất cho chúng em. Thầy là người quan tâm đến học sinh, hiểu được suy nghĩ của chúng em. Tấm gương của thầy khiến chúng em vô cùng cảm phục”.

Em Long chia sẻ về thầy Hiệu trưởng đánh kính
Em Long chia sẻ về thầy Hiệu trưởng đánh kính

Nói về hình ảnh thầy hiệu trưởng đứng trước cổng trường đón và chào học sinh, em Vũ Yến Linh (học sinh lớp 10N2) chia sẻ: “Thầy là một người thầy tuyệt vời, em rất yêu quý và ngưỡng mộ thầy. Hình ảnh thầy đứng ở cổng trường nhắc nhở chúng em từ những việc rất nhỏ khiến em cảm thấy thầy như bố mẹ mình, gần gũi, không bị áp lực mỗi khi đến lớp”.

Em Linh và phụ huynh cảm thấy thầy Hiệu trưởng là một người thầy tuyệt vời
Em Linh và phụ huynh cảm thấy thầy hiệu trưởng là một người thầy tuyệt vời

Còn em Vũ Minh Đức (học sinh lớp 10A2) nói rằng: "Em rất là xúc động khi thấy thầy hiệu trưởng đứng ở cổng trường đón cũng như chào chúng em mỗi khi lên lớp và tan trường. Thầy là người tuyệt vời, chúng em yêu và rất cảm phục thầy”.

Phụ huynh chia sẻ về hình ảnh thầy Hiệu trường cúi chào học sinh

Không chỉ “được lòng” học sinh, thầy hiệu trưởng đáng mến này cũng được phụ huynh học sinh hết sức ca ngợi. Nói thêm về thầy Bình, anh Vũ Việt Hùng (Phụ huynh của em Linh) tiết lộ: “Lần nào tôi đến đưa con đi học hay đón con đều thấy thầy đứng ở cổng trường chào và nhắc nhở các cháu, lúc thì nhắc đội mũ bảo hiểm, lúc lại nhắc đi cẩn thận xe cộ. Hình ảnh thầy hiệu trưởng khiến chúng tôi rất ngưỡng mộ”.

“Đây chỉ là hành động xuất phát từ tình cảm của tôi”

Chia sẻ với PV, thầy Bình cho biết, bởi lẽ thầy muốn chào đón học sinh vào buổi sáng sớm hay chiều muộn là muốn gắn kết thông điệp chào nhau, niềm nở với nhau để cuộc sống có thêm những niềm vui.

Thầy Hiệu trưởng cúi chào học sinh chia sẻ về hình ảnh

Việc chào học sinh không phải khi ở Trường THPT Việt Đức thầy Bình mới thực hiện mà trước đó khi còn đang công tác tại Trường THPT Nhân Chính lúc rảnh rỗi thầy vẫn luôn đứng chào học sinh của mình.

Hàng ngày lúc rảnh rỗi buổi sáng và chiều thầy Hiệu trưởng lại ra cúi chào học sinh
Hàng ngày lúc rảnh rỗi buổi sáng và chiều thầy hiệu trưởng lại ra cúi chào học sinh

 “Đây chỉ chỉ là hành động xuất phát từ tình cảm của tôi. Làm vậy để uốn nắn các em thực hiện nội quy khi đến trường. Cử chỉ của mình làm sao thân mật, gần gũi, nhẹ nhàng và tôi thấy các em thay đổi rất tốt”, thầy Bình chia sẻ.

Thầy Hiệu trưởng tươi cười chào các em học sinh sau giờ tan tầm
Thầy Hiệu trưởng tươi cười chào các em học sinh sau giờ tan tầm

“Mỗi trường có quy định riêng, cách giáo dục riêng, tôi nghĩ rằng giáo dục các em để các em thay đổi chứ không để các em nghĩ rằng bị trù dập. Đối với học trò tôi luôn coi như con nên phải cảm hóa các em bằng hình thức, sự gần gũi yêu thương, chứ không phải xử phạt nặng nề”, thầy Bình tâm sự.

Theo thầy Bình, những gì thầy làm để các em thay đổi trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường. Nếu chúng ta dùng biện pháp quá cứng rắn thì các em chỉ chống đối hoặc thực hiện ở đó cho nó xong sau đó lại thôi không thực hiện nữa. Nếu dùng chính tình cảm và qua nhiều lần thuyết phục thì các em tạo thành thối quen nề nếp thay đổi và tiến bộ.

Cao Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN