Thứ năm, 25/04/2024 | 18:26
RSS

Gói bánh chưng Tết - tuyệt chiêu nhận biết gạo nếp "chuẩn cơm mẹ nấu"

Thứ tư, 28/12/2016, 16:06 (GMT+7)

Ngày Tết cổ truyền, gạo nếp được sử dụng để gói bánh Chưng là chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nhận biết gạo nếp chứa hóa chất.

Gạo nếp đã trở thành một trong những món ăn gần gũi với người dân Việt Nam Mỗi dịp lễ Tết, gạo nếp là nguyên liệu chính để gói bánh Chưng - món ăn truyền thống không thể thiếu của dân tộc. Ngoài ra, gạo nếp còn được dùng để chế biến nên nhiều món ăn hấp dẫn khác.

Có thể thấy thị trường gạo hiện nay đang xảy ra tình trạng hỗn loạn. Loạn từ tên gọi, giá cả r đến chất lượng. Sản phẩm gạo bị giả danh, pha trộn, ướp hương liệu, đánh bóng rất đẹp mắt. Chính vì điều này, cách chọn gạo nếp ngon, đạt tiêu chuẩn, an toàn, không hóa chất là vấn đề mà nhiều người tiêu dùng quan tâm.

Để chọn gạo nếp an toàn, trước tiên cần nhận biết bằng hình thức. Gạo nếp ngon không phải do hạt to hay nhỏ, mà quan trọng phải đều, căng, bóng, gạo không bị  gẫy, không có nhiều hạt màu vàng và không bị đổ lông và bị mùn.

cách nhận biết gạo nếp chứa hóa chất

Có nhiều cách nhận biết gạo nếp chứa hóa chất (Ảnh internet)

Theo Gia đình Việt Nam, không nên chọn loại gạo bạc bụng, hoặc trắng lạ thường bởi đó là gạo đã xay xát quá kỹ làm mất lớp cám bao quanh hạt gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hiện nay thị trường gạo nước ta có tình trạng gạo trộn kém chất lượng. Bởi thế, người tiêu dùng có thể nhận biết gạo nếp ngon bằng cách để một nhúm gạo vào lòng bàn tay để so sánh kích thước và màu sắc của hạt.

Một số ý kiến cho rằng, khi mua gạo nếp nên nếm thử. Chỉ cần cho vài hạt gạo vào miệng nhai thử, nếu là gạo nếp ngon sẽ có vị ngọt  nhẹ, không có mùi vị gì lạ - Theo Chất lượng Việt Nam.

Người tiêu dùng có thể ngửi để phân biệt gạo ngon và gạo kém chất lượng. Nếu là gạo nếp ngon sẽ thấy có mùi thơm nhẹ, dễ chịu. Gạo nếp tẩm hóa chất, kém chất lượng thường khi ăn sẽ không có mùi thơm do gạo để lâu, hương thơm sẽ bị phân hủy do nhiệt độ và chà xát với nước.

Khương Duy (t/h)
Theo Đời sống Plus