Thứ năm, 25/04/2024 | 03:39
RSS

Tại sao ai ai cũng nổi da gà khi nghe tiếng móng tay cào bảng?

Thứ hai, 06/03/2017, 16:11 (GMT+7)

Sự thực thì không chỉ có âm thanh này đâu. Tiếng dao mài lên đĩa, móng tay cào cửa kính, hay tiếng cao su ma sát... tất cả đều gây nên một nỗi sợ với nhiều người trong chúng ta.

Có phải bạn rất sợ phải nghe tiếng cào móng tay hoặc vật gì đó cứng trên bảng phấn, thậm chí chỉ nghĩ tới âm thanh đó thôi đã thấy "sởn da gà" rồi? Đừng lo, đó là tâm lý chung của hầu hết mọi người.

Vậy nguyên nhân vì sao người ta lại sợ phải nghe những âm thanh tương tự như vậy? Các nhà khoa học đã tìm ra câu trả lời cho hiện tượng có vẻ kỳ lạ này.

Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy rằng mọi tiếng ồn đều có tần số giống nhau, như tiếng một đứa trẻ khóc với tiếng của một người gào thét. Nhưng hình dạng của ống tai sẽ bị ảnh hưởng bởi những âm thanh chói tai.

Và 2 trong số những âm thanh các nhà nghiên cứu cho là khó chịu nhất là cọ móng tay vào bảng và âm thanh phát ra khi viết phấn lên bảng.

Tiếng móng tay cào bảng là thứ âm thanh ai nghe cũng sợ. Ảnh: Internet

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tạo ra các biến thể từ 2 âm thanh này bằng cách thay đổi tần số, loại bỏ những tạp âm và cho một nửa số người tham gia nghe.

Một nửa số người còn lại được nghe những tác phẩm âm nhạc đương đại. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu sẽ xem các chỉ số diễn biến trong cơ thể người tham gia liên quan đến sự căng thẳng như nhịp tim, huyết áp và độ dẫn điện của da.

Kết quả là họ thấy rằng những âm thanh khó chịu làm thay đổi độ dẫn điện của da một cách đáng kể, gây ra phản ứng căng thẳng ra ngoài cơ thể.

Tuy nhiên, bạn có biết, nỗi sợ này tên là gì không? Hóa ra nó có một cái tên, và tên của nó là: "Grima" - một từ tiếng Tây Ban Nha. Thậm chí, từ này đã có từ rất lâu, và các nhà tâm lý học cho rằng nó là một cảm xúc riêng biệt.

Nghiên cứu phát hiện thấy rằng âm thanh móng tay cọ vào bảng đen làm gia tăng sự tiếp xúc giữa một vùng của não liên quan đến thính giác gây phản ứng rợn người. Ảnh: Internet

Tiến sĩ Inge Schweiger Gallo, nhà nghiên cứu thuộc ĐH Complutense Madrid cho biết: "Với tôi, tôi sợ phải chạm vào các loại đệm mút - như loại dùng để chống xóc khi vận chuyển. Nếu phải chạm vào chúng, tôi sẽ nhờ người khác làm hộ". Trải nghiệm này đã khiến bà quyết định thực hiện nghiên cứu, để xem phản ứng của con người với nỗi sợ này như thế nào.

Kết quả, họ nhận thấy đây là một loại cảm giác chưa từng được biết đến. Nó không giống như sự "ghê tởm" (disgust), và nó là một phản ứng từ cảm xúc. Hơn nữa, "grima" là một từ không thể dịch ra ngôn ngữ khác, dù là tiếng Anh hay tiếng Việt.

Tại sao khác? Nhìn chung, các ứng viên tham gia nghiên cứu đều đánh giá những âm thanh này là "khó chịu", "không thoải mái". Nhưng nếu so sánh với cảm giác "ghê tởm", hầu hết đều cho rằng cảm giác này còn tệ hại hơn.

Hơn nữa, nhịp tim khi nghe âm thanh cho cảm giác "grima", nhịp tim của họ giảm nhưng nhanh chóng tăng đột biến. Trong khi đó, với âm thanh xếp vào hàng đáng sợ, nhịp tim của họ giảm mạnh. 

Tóm lại, nghiên cứu cho thấy rằng "grima" dù hơi giống cảm giác "ghê tởm", nhưng vẫn là một dạng cảm xúc, là nỗi sợ mới.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus