Thứ ba, 23/04/2024 | 16:45
RSS

Sự thật đáng sợ về chứng bệnh đoạt mạng sinh viên Mỹ bị Triều Tiên bắt giữ

Thứ tư, 21/06/2017, 11:54 (GMT+7)

Chỉ sau 1 tuần được Triều Tiên trao trả tự do, cậu sinh viên Mỹ Otto Warmbier đã tử vong vì chứng bệnh ngộ độc thịt botulism đáng sợ.

Mỹ - Triều Tiên lên tiếng về cái chết của Otto Warmbier

Thông tin Otto Warmbier – sinh viên Mỹ bị Triều Tiên bắt giữ chết vì botulism chỉ 1 tuần sau ngày được trả tự do khiến dư luận thế giới bàng hoàng. Chia sẻ với AFP, gia đình Otto Warmbier thông báo anh mất vào lúc 14h20 ngày 19/6 trong vòng tay người thân ở quê nhà Cincinnati (bang Ohio, Mỹ).

botulism 1

Sinh viên Mỹ Otto Warmbier được cho là tử vong vì chứng botulism. Ảnh Reuters

Hồi cuối năm 2015, Otto Warmbier (22 tuổi, sinh viên trường Đại học Virginia) cùng một nhóm bạn đã có chuyến du lịch 4 ngày 3 đêm tới Triều Tiên. Tháng 1/2016, Warmbier bị Triều Tiên bắt giữ và bị Tòa án tối cao nước này tuyên án 15 năm lao động khổ sai vào tháng 3/2016. 

Sinh viên 9x thừa nhận đã ăn trộm biểu ngữ tuyên truyền ở khu vực dành riêng cho nhân viên trong một khách sạn tại Bình Nhưỡng. Ngày 13/6/2017, Warmbier được trao trả về nước dựa trên “cơ sở nhân đạo”, sau khi đặc phái viên Bộ Ngoại giao Mỹ tới Bình Nhưỡng và yêu cầu Triều Tiên thả người.

Nói về cái chết của Otto Warmbier, phía Triều Tiên cho biết không lâu sau khi lĩnh án, sinh viên Mỹ đã lâm vào tình trạng hôn mê do bệnh ngộ độc thịt (botulism) và phải dùng thuốc an thần. Trong khi đó, các bác sĩ Mỹ tuyên bố toàn bộ mô não của Warmbier đã bị tổn thương nghiêm trọng song không có dấu hiệu chấn thương thể xác. 

Kết quả xét nghiệm y khoa cũng không thể xác định được nguyên nhân khiến hệ thần kinh của người bệnh bị tổn thương và không có bằng chứng nào cho thấy Warmbier đã bị ngộ độc trước đó. Thông tin này lập tức khiến dư luận đổ dồn sự chú ý về chứng bệnh được cho là nguyên nhân dẫn tới cái chết của Otto Warmbier – ngộ độc thịt.

Botulism là gì?

Botulism (ngộ độc thịt) là một chứng bệnh hiếm thấy có thể dẫn tới bại liệt và tử vong, do một loại độc tố được tạo ra bởi các vi khuẩn Clostridium botulinum. Khi mới bị bệnh ngộ độc thịt, người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, yếu ớt, khó nhìn, khó nói chuyện; sau đó liệt dần cơ ngực, tay chân. Tuy nhiên, botulism thường không gây sốt hoặc mất ý thức. 

botulism 2

Một bệnh nhân 14 tuổi bị bệnh ngộ độc thịt dẫn tới sụp mí mắt. Ảnh Wikipedia

Nguyên nhân gây bệnh botulism

- Do vi khuẩn: Các bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum gây bệnh ngộ độc thịt rất phổ biến trong nước và đất. Ở nhiệt độ nhất định và trong môi trường yếm khí hoặc không có Oxy, chúng sản sinh ra độc tốt botulin gây chứng botulism.

Botulin là một trong những loại độc tố mạnh nhất từ trước đến nay, chỉ cần 1 microgram cũng có thể gây chết người. Khi bị nhiễm độc tố botulin, quá trình giải phóng chất dẫn truyền thần kinh kích thích acetyl cholin từ màng trước synapse của hệ thống khớp thần kinh cơ trong hệ thần kinh soma sẽ bị ức chế, dẫn tới hiện tượng chẹn thần kinh cơ và gây bại liệt. Trường hợp bị ngộ độc thịt nặng có thể dẫn tới suy hô hấp do cơ ngực tê liệt, gây ngừng thở.

Do thực phẩm: Một nguyên nhân gây botulism phổ biến không kém là ăn phải thực phẩm được bảo quản không đúng cách, khiến thực phẩm bị nhiễm bào tử Clostridium botulinum. Sau đó, bào tử này sẽ phát triển trong môi trường ít Oxy (trường hợp của đồ ăn được chế biến bằng phương pháp lên men và đồ hộp).

Với nguyên nhân này, botulism sẽ xuất hiện ở nhiều người cùng lúc thay vì phát bệnh đơn lẻ vì thông thường sẽ có nhiều người cùng dùng chung thực phẩm từ một nguồn cung cấp. Các  biểu hiện của bệnh ngộ độc thịt xuất hiện từ 12-36 tiếng đồng hồ sau khi ăn thực phẩm nhiễm độc tố, nhưng cũng có trường hợp phải từ 2 giờ tới 10 ngày mới có triệu chứng.

- Do vết thương: Ngộ độc thịt botulism cũng có thể xuất phát từ việc vết thương bị nhiễm trùng, sau đó vi khuẩn Clostridium botulinum tiết độc tố botulin vào máu. Nguyên nhân này thường gặp ở những đối tượng nghiện ma túy từ thập niên 90 của thế kỷ trước, đặc biệt là những người tiêm heroin vào da thay vì tiêm vào tĩnh mạch hoặc sử dụng nhựa heroin.

- Do hít: Đây là trường hợp cá biệt khi bệnh ngộ độc thịt được phát hiện ở các nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm và ở các khách hàng sử dụng mỹ phẩm có chứa botox mạnh.

ngộ độc thịt 3

Trẻ dưới 1 tuổi có thể bị ngộ độc thịt nếu sử dụng mật ong. Ảnh Internet

- Ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh: Đây là hình thức phổ biến nhất của botulism tại các nước phương Tây. Bởi cơ thể của trẻ nhỏ còn chưa phát triển hoàn thiện, quá trình tạo hệ vi sinh đường ruột mới ở giai đoạn đầu đời. 

Vi khuẩn sẽ giải phóng độc tốt vào ruột, từ đó thẩm thấu váo máu của bệnh nhi. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc bệnh ngộ độc thịt rất cao nếu được người lớn cho ăn mật ong, chiếm 20% trong tổng các ca bệnh. Trường hợp người lớn như Otto Warmbier nhiễm botulism theo phương thức như trẻ sơ sinh là cực kỳ hiếm gặp.

Dấu hiệu, triệu chứng 

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh ngộ độc thịt gồm: nói khó, nuốt khó, mất biểu cảm trên gương mặt, sụp cả 2 mí mắt, nhìn 1 thành 2 (hiện tượng song thị). Chứng liệt cơ sau đó sẽ lan dần xuống tay (từ vai đến cánh tay) và chân (từ đùi đến bàn chân).

Trường hợp bị ngộ độc thịt nặng, cơ hô hấp sẽ giảm hoạt động khiến quá trình trao đổi khí gặp vấn đề, dẫn tới khó thở hoặc thậm chí là suy hô hấp, chậm não, hôn mê và tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. 

Bên cạnh đó, botulism còn phá vỡ hệ thần kinh tự quản, gây ra hiện tượng khô họng, khô miệng do tuyến nước bọt hoạt động kém hiệu quả, hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp khi đứng dậy, táo bón do giảm nhu động ruột, buồn nôn và nôn. Thông thường, các bác sĩ sẽ nhận ra biểu hiện của bệnh ngộ độc thịt dựa trên 3 triệu chứng gồm tri giác và nhận thức rõ ràng, không sốt nhưng liệt hành tủy.

botulism 4

Người bệnh ngộ độc thịt botulism không bị sốt và vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Ảnh Internet

Phòng bệnh và điều trị

Cách phòng tránh botulism chủ yếu là phải chuẩn bị, chế biến thực phẩm đúng cách. Độc tố botulin có thể bị phá hủy nếu thực phẩm được hâm nóng ở nhiệt độ trên 85 độ C ít nhất 5 phút trở lên. Đặc biệt, không được cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong.

Người bệnh ngộ độc thịt sẽ được điều trị bằng thuốc kháng độc tố. Bệnh nhân có thể được cho dùng máy trợ thở trong vòng vài tháng nếu mất khả năng hô hấp. Trường hợp mắc botulism do vết thương nhiễm khuẩn sẽ được kê thuốc kháng sinh.

 

Tri Thu (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN