Thứ năm, 25/04/2024 | 04:06
RSS

Sai lầm chăm con của bố mẹ khiến trẻ trở nên ốm yếu

Thứ sáu, 07/09/2018, 18:30 (GMT+7)

Bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để tránh mắc phải một số sai lầm khiến con có nguy cơ bệnh thêm thay vì khỏe mạnh.

Sai lầm chăm con của bố mẹ khiến trẻ trở nên ốm yếu2
Sai lầm chăm con bố mẹ cần phải tránh. Ảnh minh họa

Cho ăn nhanh bằng cách kèm uống nước liên tục

Nhiều cha mẹ có thói quen cho bé ăn một thìa cháo một thìa nước để con ăn cho nhanh. Thói quen này vô hình chung sẽ hình thành thói quen quán tính cho trẻ là cứ cần có nước mới nuốt trôi được thức ăn, không thiết lập được phản xạ nhai nuốt.

Ngoài ra, thức ăn nguyên miếng chưa được nhai nghiền đã trôi tuột theo nước xuống dạ dày sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.

Sử dụng thực phẩm vô tội vạ

Ăn uống đóng góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, cuộc sống bận rộn khiến cha mẹ chưa dành nhiều thời gian chăm sóc con trong việc ăn uống lành mạnh.

Nhiều mẹ vẫn cho con ăn uống vô tội vạ như uống nước ngọt, ăn bim bim, xúc xích, gà chiên, bánh kẹo ngọt, ăn nhiều các chế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa, phô mai… điều này vô cùng có hại cho trẻ.

Sai lầm chăm con của bố mẹ khiến trẻ trở nên ốm yếuẢnh minh họa

Nhá cơm cho con 

Ngày xưa nhiều người sử dụng miệng để nhá thức ăn sẽ khiến thức ăn mềm, ngấm dịch nước bọt sẽ khiến cơm ngọt hơn, dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cần được loại bỏ ngay tức khắc.

Nếu người lớn lại “nhá” rồi mới đút cho trẻ, trẻ chỉ việc nuốt thì quả thật đã tước đi cơ hội nhai của trẻ, làm giảm tiết nước bọt và khiến cho cơ nhai và răng không còn cơ hội rèn luyện. 

Hơn nữa, trong miệng của người, vì nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, cộng với nước bọt và cặn bã thức ăn là điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Trẻ thơ cơ chế miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng yếu, nếu ăn thức ăn đã nhào trộn trong miệng người lớn, vi trùng sẽ dễ dàng theo vào.

Sử dụng dầu gió cho trẻ dưới 2 tuổi

Thói quen của nhiều mẹ là sử dụng dầu gió như "thần dược" chống cúm, cảm. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, dầu gió làm tăng bài tiết mồ hôi, khiến thân nhiệt hạ thấp, nếu dùng cho trẻ đang bị sốt cao có thể khiến chênh lệch nhiệt độ cơ thể đột ngột, nguy cơ gây co giật cao.

Chưa kể, trong dầu gió có chứa tinh dầu bạc hà gây ức chế tuần hoàn và hô hấp nên dẫn tới ngừng tim và thở. Vì vậy việc sử dụng dầu gió cho trẻ dưới 2 tuổi cần có chỉ định của bác sĩ, với trẻ lớn hơn cha mẹ cũng không được lạm dụng dầu gió.

Những bài thuốc chữa ho chỉ 3 ngày là dứt điểm các mẹ cần biết. Nguồn: Mẹo vặt sức khỏe

T.N (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngày 1 tháng 6 là ngày gì? Những ngày lễ nào diễn ra vào tháng 6? Hãy cùng Đời sống Việt Nam tìm hiểu thông tin về ngày 1/6 qua bài viết sau đây.