Thứ sáu, 19/04/2024 | 18:08
RSS

Những "tai tiếng” để đời của ông Trịnh Xuân Thanh

Thứ tư, 02/08/2017, 11:08 (GMT+7)

Trước khi đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đối tượng Trịnh Xuân Thanh đã từng làm lãnh đạo ở một số doanh nghiệp và để lại rất nhiều tai tiếng.

Ngày 31/7, Trịnh Xuân Thanh đã đến trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an để đầu thú.

Sinh ngày 13/2/1966, đối tượng Trịnh Xuân Thanh hiện đăng ký hộ khẩu thường trú tại nhà 24 - C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội. Khởi nghiệp tại Cộng hòa Liên bang Đức, vào năm 996 tới năm 2000, Trịnh Xuân Thanh về nước, giữ cương vị Phó Giám đốc Xí nghiệp Xây dựng và Trang trí nội thất 1, thuộc Công ty Phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam (DETESCO VN) của Trung ương Đoàn.

Trịnh Xuân Thanh bị bắt

Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt. Ảnh VTC News

Lần lượt sau đó, Trịnh Xuân Thanh đảm nhận chức vụ Phó Giám đốc rồi Giám đốc của Công ty cổ phần Xây dựng Sông Hồng, thuộc Bộ Xây dựng rồi Phó Tổng giám đốc, rồi sau đó là Tổng giám đốc của Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng.

Đến năm 2007, ông Thanh bước chân vào Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, với các chức danh Chủ tịch HĐQT, Phó Bí thư, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Vào năm 2013, PVC bước vào thời kỳ thua lỗ trầm trọng. Khoản nợ lên tới 3.200 tỉ đồng khiến PVC ngày càng điêu đứng dưới thời ông Thanh nắm quyền.

Thế nhưng, giữa tâm bão của vụ kinh doanh thua lỗ này, ông Thanh đột nhiên lại được chuyển sang hàng loạt chức vụ mới ở Bộ Công Thương như Phó chánh Văn phòng Bộ Công Thương, Trưởng đại diện tại TP Đà Nẵng; Chánh văn phòng phụ trách Văn phòng Bộ Công Thương; Vụ trưởng; Chánh văn phòng Ban Cán sự Đảng bộ Bộ Công Thương; Thường trực Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp.

Trịnh Xuân Thanh và hành trình vướng vào vòng lao lý. Nguồn: VTC1

Sau đó, tháng 5/2015, ông Thanh được luân chuyển công tác từ Bộ Công thương về UBND tỉnh  Hậu Giang, giữ vai trò Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2011-2016.

Cũng trong thời giam đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, báo chí đã “bóc mẽ” vụ “hóa kiếp” chiếc xe Lexus LX570. Cũng từ đây, hàng loạt “dây chuyền” sai phạm của Trịnh Xuân Thanh bị bóc trần.

Hàng loạt sai phạm về mức thua lỗ 3.200 tỷ đồng ở PVC, quá trình luân chuyển cán bộ “kỳ bí” được nhắc lại và hơn thế nữa là việc cuối năm 2015, chuẩn bị Đại hội 12, bầu cử QH, ông Vũ Huy Hoàng cùng nhiều người khác tham gia đạo diễn đưa Trịnh Xuân Thanh về làm Phó chủ tịch Hậu Giang, rồi ứng cử vào ĐBQH khóa 14.

Đến khoảng giữa tháng 6/2016, ông Trịnh Xuân Thanh bắt đầu vắng mặt tại các sự kiện của HĐND và UBND tỉnh Hậu Giang.

Ngày 15-9-2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã ra Quyết định số 51/C46(P12) khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 165 Bộ luật hình sự, xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam và khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh ề tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và ra lệnh bắt tạm giam và khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh.

Sau đó, xác định Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra Quyết định số 19/C46-P12 truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.

Mai An (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN