Thứ ba, 23/04/2024 | 14:56
RSS

Những sai lầm chết người của Gia Cát Lượng

Thứ năm, 07/09/2017, 08:57 (GMT+7)

Gia Cát Lượng liệu sự như thần, xong trong những thời điểm quan trọng ông cũng mắc không ít sai lầm nghiêm trọng khiến đất nước suy yếu, và tạo điều kiện cho quân Ngụy chinh phục thành công nhà Thục Hán.

Gia Cát Lượng là nhà quân sự, chính trị, phát minh kiệt suất thời Tam Quốc, anh lập nên rất nhiều chiến công hiển hách, tuy vậy ông cũng mắc không ít những sai lầm nghiêm trọng.

Dốc hết binh lực đi chinh phạt Trung Nguyên

Sau khi Lưu Bị mất, con trai duy nhất là Lưu Thiện lên ngôi, Gia Cát Lượng chỉ lo hoàn thành “tâm nguyện của tiên đế Lưu Bị”  là thống nhất Trung Nguyên, phục hưng Hán thất mà không màng đến sức mạnh quân sự, kinh thế của nhà nước, cuộc sống an cư lạc nghiệp của dân chúng nước nước Thục.

Ông kéo quân xuống phía Nam thu phục Mạnh Hoạch, tiếp đó  sáu lần đưa quân ra Kỳ Sơn Bắc phạt, đã khiến cho nước Thục kiệt quệ về tài chính và nhân lực, cuộc sống nhân dân làm than đói khổ, vợ chồng xa lìa.

Cuối cùng kế hoạch thống nhất Trung Nguyên không thành đã khiến đất nước suy yếu, nhân dân trong nước nghèo đói, và không đủ sức lực chống đỡ các cuộc tấn công của quân Ngụy sau này (do Đặng Ngải và Chung Hội chỉ huy, mai này chính Đặng Ngải đã diệt nước Thục khi Lưu Thiện bất tài nhanh chóng xin hàng khi quân địch quây thành trì).

Không tìm kiếm, bồi dưỡng người tài mới

Sau khi ba anh em Lưu Bị chết (Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi), Gia Cát Lượng chỉ lo đem quân đi chinh phạt nước Ngụy mà không chăm lo tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng người tài.

Mai này khi Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung, những viên tướng tài cuối cùng thời còn tiên Đế Lưu Bị cũng mất vì bệnh tật, tuổi già, khiến nước Thục  khiến nước Thục rơi vào tình cảnh thiếu hụt nhân tài, không thể giành thế áp đảo trong những trận đọ sức với quân Ngụy như thời Lưu Bị còn tại thế, khiến cho nhiều lần tiến quân của Gia Cát Khổng Minh không thu được kết quả như mong muốn.

Gia Cát Lượng mắc nhiều sai lầm chết người. Ảnh: Internet

Và cuối cùng khi Khổng Minh mất đi, những viên tướng còn lại không đủ tài cán chống đỡ những cuộc xâm lăng của quân Ngụy, gián tiếp khiến nước Thục của hậu chủ Lưu Thiện rơi vào cảnh diệt vong.

Xử lý mâu thuẫn nội bộ không triệt để

Gia Cát Lượng đã giải quyết mẫu thuẫn giữa Ngụy Diên và Dương Nghi một cách thiếu triệt để, để lại mầm họa Ngụy Diên tạo phản.

Trước đó Quân Vân Trường tỏ ra coi thường Đông Ngô và coi nước này là giặc không khác gì quân Ngụy của Tào Tháo, điều nay vi phạm kế sách liên Ngô chống Tào của ông, Gia Cát biết rõ chuyện này song không khuyên giải Quan Vũ khiến Vân Trường mâu thuẫn gay gắt với Tôn Quyền cuối cùng để mất Kinh Châu và Vân Trường tử trận, khiến đất nước suy yếu nghiêm trọng, đồng thời mất mất đi một dũng tướng khó tìm.

Không can ngăn khi Lưu Bị  nóng vội muốn lấy lại Kinh Châu

Lưu Bị mớm lời để Quan Vũ giữ Kinh Châu. Gia Cát Lượng biết rõ Quan Vũ không thể đảm đương nhưng vẫn không sai Triệu Vân thay Quan Vũ giữ thành, vì thế ông ta không thể chối bỏ trách nhiệm để mất Kinh Châu.

Gia Cát Lượng- Vạn đại quân sư. Ảnh: Internet

Lưu Bị đem quân đi đánh Đông Ngô, Gia Cát Lượng không dám nói thẳng lợi hại của việc đó, cũng không yêu cầu được đi cùng, chỉ phụ trách xây dựng hậu phương, khiến Lưu Bị bại trận, chết ở thành Bạch Đế.

Không tận dụng triệt để mối liên minh với Giang Đông

Gia Cát Lượng rất chú trọng tới mối quan hệ liên minh với Đông Ngô của Tôn Quyền, tuy vậy không đã khai thác triệt để mối liên minh này khiến cho mối quan hệ này dạn nứt và không đạt được ý định như ban đầu.

Vốn biết Quan Vũ không ưa gì Tôn Quyền và nhiều lần kiêu ngạo thách thức Đông Ngô, song Gia Cát Lượng không hề khuyên nhủ dũng tướng của mình khiến Đông Ngô đánh úp, chiếm Kinh Châu đồng thời sát hại Vân Trường, làm nước Thục rơi vào cảnh rối ren.

Trong sáu lần ra Kỳ Sơn phạt Ngụy, dù lực lượng mỏng lại thiếu tướng tài song ông rất ít khi tìm tới sự giúp đỡ của Đông Ngô (chỉ duy nhất cầu viện có một lần nhưng cũng không thành công), khiến kế hoạch chinh phục Trung Nguyên của Gia Cát thất bại hoàn toàn và ông mất ở Ngũ Trượng Nguyên khi hoài bão còn dang dở.

Tin dùng Mã Tốc

Lần đầu ra Kỳ Sơn, Gia Cát Lượng đã nhận thấy rõ tầm quan trọng của Nhai Đình và quyết định chọn  tướng tài đóng quân tại nơi hiểm yếu này hòng dễ bề tiến đánh Trường An, tiêu diệt quân Ngụy. Ngụy Minh Đế Tào Tuấn sai Tư Mã Ý và Trương Cáp mang quân ra địch.

Để đối địch với danh tướng Trương Cáp, mọi người đều cho rằng nên dùng mãnh tướng Ngụy Diên hoặc Ngô Ý đã dày dạn kinh nghiệm trận mạc, nhưng Gia Cát Lượng lại chọn Mã Tốc làm tiên phong. Ông được lệnh cùng Vương Bình cầm quân khẩn cấp ra trấn thủ Nhai Đình.

Đến Nhai Đình, Mã Tốc làm ngược lại với phương án chỉ huy của Gia Cát Lượng, không đóng quân ở nơi đường cài, gần sông là chỗ có nước cho quân dùng, mang 2 vạn quân trấn giữ trên núi. Vương Bình nhiều lần phản đối, nhưng Mã Tắc không nghe. Cuối cùng, Vương Bình đành xin Mã Tốc cho 5000 người ngựa ra đóng trại dưới chân núi.

Trương Cáp theo sự chỉ đạo của Tư Mã Ý đã mang quân vây trại của Mã Tốc trên núi, rồi cắt đứt đường nước. Quân Thục thiếu nước, hoảng loạn. Trương Cáp dồn sức tấn công phá tan quân Thục. Nhai Đình thất thủ. Đại quân Thục không thể tiến nữa, buộc phải lui về Hán Trung và để mất Nhai Đình vào tay quân Ngụy khiến kế hoạch phạt Ngụy của Gia Cát Lượng không thành.

Gia Cát Lượng đại chiến thú rừng Thuần phục Nam Vương Mạnh Hoạch. Nguồn: Hoangkheo

 

Nguyễn Hưng
Theo Đời sống Plus/GĐVN