Thứ năm, 25/04/2024 | 06:22
RSS

Những nhầm tưởng 'chết người' giữa bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt

Thứ tư, 31/01/2018, 10:27 (GMT+7)

Bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt có biểu hiện khá giống nhau, nếu không phân biệt để xử trí kịp thời, có thể gây tác hại không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.

bệnh quai bị, viêm tuyến nước bọt
Quai bị do virus thuộc nhóm paramyxovidae gây ra, lan truyền qua đường hô hấp

Nguyên nhân gây bệnh

Quai bị là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do virus thuốc nhóm Paramyxovidae gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, qua các bụi nước của hơi thở, truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành.

Trong khi đó, bệnh viêm tuyến nước bọt xuất phát từ các loai vi khuẩn Staphylococcus aureus, virus lryfluenza, Parainfluenza... hoặc có thể do sỏi làm tắc ống dẫn nước bọt gây nên viêm. 

Biểu hiện bệnh

Bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt có dấu hiệu khá giống nhau ở việc sốt 38 - 39 độ C. Hai bệnh này đều khiến vùng tuyến mang tai sưng to, có thể sưng một bên hoặc cả hai bên.

Tuy nhiên, đối với bệnh quai bị, vùng sưng có màu sắc bình thường, không nóng đỏ và có tính đàn hồi, chỉ đau khi chạm vào, hoàn toàn không có mủ.

Còn đối với bệnh viêm tuyến nước bọt đơn thuần thì da vùng tuyến sưng đỏ, đau, có hạch nổi lên ở phần góc hàm hoặc sau tai, ấn nhẹ có thể thấy có mủ chảy ra ở phần đầu ống stenon.

bệnh quai bị, viêm tuyến nước bọt
Bệnh quai bị dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn

Nguy cơ biến chứng

Bệnh quai bị dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm buồng trứng ở nữ giới.

Đặc biệt, tỉ lệ bệnh nhân quai bị bị biến chứng dẫn đến teo tinh hoàn khá cao, lên tới 30-40%. Nếu bệnh nặng có thể còn làm teo cả hai bên tinh hoàn, bệnh nhân có khả năng bị vô sinh

Đối với bệnh viêm tuyến nước bọt đơn thuần, hiện nay chưa phát hiện trường hợp có tổn thương ngoài tuyến nước bọt. Bệnh có tính chất đơn lẻ, cơ hội, không gây thành dịch. Tuy nhiên, viêm tuyến nước bọt có thể gây biến dạng khuôn mặt do vùng sưng tấy bị phì đại hai bên và không nhỏ lại được. 

bệnh quai bị, viêm tuyến nước bọt
Quai bị chủ yếu điều trị bằng chườm nóng, hạ sốt...

Cách chữa bệnh

Bệnh quai bị cho đến nay vẫn chưa có biện pháp đặc trị ở người lớn mà chủ yếu chỉ điều trị các triệu chứng của bệnh bằng việc chườm nóng để giảm đau cho vùng sưng, dùng thuốc hạ sốt... Việc dùng kháng sinh cũng không có tác dụng với người bệnh quai bị.

Trong khi đó, nếu bị viêm tuyến nước bọt đơn thuần, phương pháp điều trị có dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề, giảm đau. Chữa bằng cách tiêm trực tiếp kháng sinh vào tuyến nước bọt qua đường ống Stenon thường thu lại kết quả rất tốt, các triệu chứng của bệnh giảm nhanh chóng.

Nguyễn Diệp (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN