Thứ bảy, 20/04/2024 | 18:02
RSS

Những nhà khoa học lỗi lạc nhất lịch sử nhân loại

Thứ hai, 20/11/2017, 08:45 (GMT+7)

Họ là những nhà khoa học lỗi lạc nhất lịch sử nhân loại, để lại cho hậu thế rất nhiều đóng góp về các lĩnh vực vật lý, toán học, thiên văn học…

Albert Einstein

Nhắc đến những nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử nhân loại không thể không kể đến Albert Einstein, nhà khoa học người Đức gốc Do Thái với bộ óc vĩ đại nhất của nhân loại trong thế kỷ 20.

Những nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử nhân loại
Albert Einstein- Một trong  những nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử nhân loại. Ảnh: Internet

Albert Einstein chính là người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại. Ông từng được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 "cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã công bố hơn 300 bài báo khoa học cùng 150 đề tài ngoài khoa học.

Isaac Newton

Isaac Newton sinh ra trong một gia đình nông dân tại Anh và theo học đại học chuyên ngành luật sư. Tuy vậy, ông cảm thấy hứng thú hơn với toán học, quang học và cả thiên văn học.

Isaac Newton là người xây dựng lên những nền tảng cơ bản nhất cho vật lý mọi thời đại. Không chỉ là một nhà vật lý tài năng, Isaac Newton còn là một nhà thiên văn học, triết học, toán học và giả kim.

Những nhà khoa học lỗi lạc
Isaac Newton. Ảnh: Internet

Nền tảng của cơ học cổ điển của ông đã thống trị các quan niệm về vật lý khoa học trong suốt 3 thế kỉ tiếp theo thời kì đó. Trong toán học, ông cùng Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ngoài ra, Newton còn đưa ra nhị thức Newton tổng quát và phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn. Ông cũng được nhiều nhà khoa học thừa nhận những nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử nhân loại.

Galileo Galilei

Galileo là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý. Ông là người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó và ủng hộ Chủ nghĩa Copernicus.

Galileo đã được gọi là "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại", "cha đẻ của vật lý hiện đại", "cha đẻ của khoa học", và "cha đẻ của khoa học hiện đại".


Galileo. Ảnh: Internet

Những đóng góp của ông trong thiên văn học quan sát gồm việc xác nhận các tuần của Sao Kim bằng kính thiên văn, phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, được đặt tên là các vệ tinh Galileo để vinh danh ông, và sự quan sát và phân tích vết đen Mặt Trời. Galileo cũng làm việc trong khoa học và công nghệ ứng dụng cải tiến thiết kế la bàn.

Darwin

Robert Darwin là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên.


Darwin. Ảnh: Internet

Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài.

Aristotle

Aristole là khoa học Hy lạp cổ đại Aristole. Lĩnh vực nghiên cứu của ông cũng được trải dài từ vật lý học, siêu hình học, lý luận học, ngôn ngữ học tới cả những vấn đề như thơ văn, kịch nghệ, âm nhạc…


Aristoteles. Ảnh: Internet

Ở thời điểm của mình, cùng với Platon và Socrates, ông là trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại. Lý thuyết về ngành động vật học của Aristoteles đã không thay đổi và được giảng dạy tại tất cả các trường học trong nhiều thế kỷ cho tới khi nhà khoa học người Anh, Charles Darwin, đề cập tới Thuyết tiến hóa vào thế kỷ 19. Số lượng sách ông để lại cũng rất lớn với đủ các thể loại tuy nhiên số lượng còn lại đến bây giờ là rất ít.

Phóng Sự: Albert Einstein và sự ra đời của bom nguyên tử.Nguồn: Truyền hình nhân dân

N.P (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN