Thứ sáu, 19/04/2024 | 19:55
RSS

Những loài vật có thể di chuyển trên nước khiến giới khoa học kinh ngạc

Thứ tư, 22/11/2017, 19:00 (GMT+7)

Nhiều loài động vật trong thế giới tự nhiên có thể di chuyển hay chạy trên mặt nước một cách khá dễ dàng, khiến giới khoa học cũng phải kinh ngạc.

Thằn lằn Basilisk

Một trong những loài vật có thể đi lại trên nước là thằn lằn Basilisk (hay thằn lằn Chúa). Đây là loài vật sinh sống ở rừng Amazon Trung Mỹ Chúng có khả năng vô cùng đáng kinh ngạc đó là… chạy như bay trên mặt nước.

Khi bị kẻ thù truy đuổi, học muốn nhanh chóng di chuyển tới nơi yêu thích, chúng có thể chạy phăng phăng trên mặt nước một cách dễ dàng. Theo các nhà nghiên cứu, vận tốc tối đa của loài thằn lằn này có thể đạt được tới 8,4km/h, đôi khi lên tới 11km/h trên mặt nước.

Những loài vật có thể đi lại trên nước có thằn lằn Basilisk
Thằn lằn Basilisk. Ảnh: Internet

Sở dĩ mà thằn lằn Basilisk có thể chạy nhanh trên nước đến vậy là bởi giữa các ngón chân thằn lằn có một màng mỏng. Khi chạy trên nước, phần ngón chân xòe rộng ra, tạo thành bề mặt rộng hơn và túi đựng không khí để tăng cường sức căng bề mặt giúp không bị chìm xuống nước.

Rệp nước

Theo ước tính, có khoảng 340 loài rệp nước sống trong môi trường tự nhiên, chúng sống gần như hoàn toàn trên bề mặt nước. Khi đặt chân xuống nước, chúng tạo ra các vết lõm trên bề mặt, sức căng của mặt nước đẩy chúng về phía trước.


Rệp nước. Ảnh: Internet

Sải chân giúp chúng trượt trên mặt nước bằng chuyển động lướt nhanh cặp chân về phía sau, tạo xoáy nước bên dưới bề mặt nước và đẩy chúng về phía trước, giống chuyển động của thuyền có mái chèo. Lớp lông giống sáp ở chân là đặc điểm giúp chúng không thấm nước và có thể tự do di chuyển dễ dàng trên mặt nước mà không sợ bị chìm.

Nhện nước

Nhện nước (tên khoa học Gerris remigis) sống chủ yếu ở sông, ao hồ... và được coi là loài tiến bộ nhất trong giới tự nhiên về khả năng cư ngụ trên mặt nước. 

Theo các nhà nghiên cứu, chân của nhện được bao phủ bởi một lớp lông không thấm nước, giúp chúng có thể di chuyển được trên mặt nước. Tận dụng sức gió và tính trơn trượt của mặt nước, các loài thuộc lớp nhện còn có thể lướt trên mặt nước.


Nhện nước. Ảnh: Internet

Không chỉ vậy, nhện nước còn có thể lao đi với tốc độ bằng cả trăm lần chiều dài cơ thể trong một giây. Tốc độ này tương đương với một người 1,8m "bơi" 644km/giờ.

Chim cộc trắng

Chim cộc trắng (tên khoa học Podiceps nigricollis nigricollis) là một loài chim lặn nhỏ, cư trú nhiều ở Bắc Mỹ, châu Á, châu Âu. Chim cộc trắng có cánh hẹp cùng bộ lông dày, không thấm nước. Với đặc điểm này, chim cộc trắng có thể "đắm mình" xuống nước hay nổi lên trên mặt nước.

Chân chim cộc trắng không có màng giống chân vịt, nhưng có dạng thùy, các ngón chân phẳng như mái chèo giúp chúng dễ dàng thích nghi với môi trường sống.


Chim cộc trắng. Ảnh: Internet

Bàn chân của chim cộc trắng khá lớn với lớp màng "gom" riêng ngón chân phía trước lại với nhau, ngón chân sau cũng có một lớp màng nhỏ.

Lớp màng này được coi như "mái chèo" giúp chim cộc trắng có thể di chuyển vững vàng hay đi trên mặt nước. Chim cộc trắng trưởng thành khi vào mùa sinh sản có bộ lông với màu xám, màu phần đầu tối hơn, bụng trắng... với kích thước khá nhỏ - dài khoảng 50cm, nặng 1,4kg

Tắc kè lùn Brazil

Tắc kè lùn Brazil có chiều dài cơ thể chỉ khoảng 4 cm. Với bất lợi về kích thước, loài tắc kè này có thể bị chìm thậm chí ở những vùng đầm lầy nhỏ. Tuy nhiên, lớp da không thấm nước có thể giúp chúng di chuyển trên bề mặt nước và tồn tại trong môi trường tự nhiên.


Tắc Kè Brazil có thể đi trên nước. Ảnh: Internet

Thằn lằn cảnh Green Basilisk Ninja chạy trên mặt nước. Nguồn: Dương Nguyễn Đình                

N.P (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN