Thứ năm, 18/04/2024 | 10:42
RSS

Những loại thuốc trị đau mắt đỏ hiệu quả nhất

Thứ hai, 30/10/2017, 18:45 (GMT+7)

Khi bị đau mắt đỏ, hãy đi khám chuyên khoa mắt để được điều trị đúng cách và không tự ý mua thuốc để nhỏ.

Thuốc trị đau mắt đỏ hiệu quả nhất, nhanh nhấtCó nhiều loại thuốc trị đau mắt đỏ hiệu quả nhất, nhanh nhất. Ảnh minh họa

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt do vi khuẩn hoặc virus gây ra, hoặc do dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt, sưng húp, ken đặc dử mắt, chảy nước mắt...

Đau mắt đỏ là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, nó gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh như khó chịu, đau nhức và nếu không chăm sóc cẩn thận thì có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn.

Chúng ta có thể hiểu, đau mắt đỏ là do vi rút đang phát triển mạnh. Do đó việc dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mắt thường không có tác dụng gì. Vì thế, hãy sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt  đẩy bớt lượng vi rút ra ngoài thì sẽ nhanh chóng làm khỏi bệnh.

Nghiêng đầu  qua một bên, dùng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ liên tục 10 - 15 giọt, chớp mắt để nước trôi ra ngoài theo đuôi mắt và làm như thế với bên mắt còn lại.

Thuốc trị đau mắt đỏ hiệu quả nhất
Thuốc trị đau mắt đỏ hiệu quả nhất, nhanh nhất phải được bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Ảnh minh họa

Thường thì thời gian phục hồi mắt trở lại ban đầu khoảng từ 1 -2 tuần tùy vào tình trạng cơ địa mỗi người, tuy nhiên cũng có những trường hợp kéo dài cả tháng do việc dùng thuốc không theo chỉ định hoặc không chăm sóc mắt tốt trong quá trình bệnh. Vì vậy bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện bị đau mắt đỏ để chắc chắn mắt bạn đang được điều trị đúng cách.

Nhiều người thường sử dụng thuốc Tobramicin (Tobrex) khi bị đau mắt đỏ. Tobramicin (Tobrex) có tác dụng kiềm khuẩn là chủ yếu nên điêu trị đau mắt đỏ giai đoạn sớm thì sẽ khá hiệu quả. Hiện tại, không có thuốc gì đặc trị cho tất cả các nguyên nhân. nên cần đi khám để có thuốc phù hợp và điều trị tốt, không gây biến chứng.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc tra mắt không kê đơn như Naphcon-A hoặc Opcon-A, chứa kháng histamin và tác nhân gây co mạch để làm giảm cảm giác ngứa (với đau mắt đỏ dị ứng).

Cần tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, hoa quả, vitamin và khoáng chất tăng sức đề kháng để nhanh lành bệnh hơn và hạn  chế tối đa tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc nên có khẩu trang. Trong nhà có người mắc bệnh cần hạn chế ngủ chung giường với người bệnh trong thời gian đau mắt đỏ và sau khi khỏi bệnh ít nhất 1 tuần.

Đau mắt đỏ không phải là bệnh khó chữa, xong cần chăm sóc cẩn thận và đúng cách mới khỏi nhanh, bệnh có thể lây lan nhanh ra cộng đồng.

Mai An (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN