Thứ bảy, 20/04/2024 | 12:52
RSS

Những giai thoại nổi tiếng về Công tử Bạc Liêu

Thứ tư, 03/01/2018, 10:22 (GMT+7)

Là đại công tử giàu có và ăn chơi “khét tiếng” thời xưa, Công tử Bạc Liêu để lại nhiều giai thoại nổi tiếng khiến người đời sau ngỡ ngàng.

Trần Trinh Huy (1900-1973) hay còn gọi là Ba Huy, tức Công tử Bạc Liêu sau này là một công tử ăn chơi nổi tiếng ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930, 1940. Mức độ vung tiền tiêu xài của ông nổi danh xếp hạng đầu bảng trong số các Công tử nhà giàu sống tại Bạc Liêu thời bấy giờ, đến nỗi khi nói đến thành ngữ Công tử Bạc Liêu người ta thường liên tưởng đến ông.

Sau 3 năm “du học” bên Pháp, tháng 8.1930 Trần Trinh Huy, tức Công tử Bạc Liêu sau này, trở về nước trong sự hân hoan của gia đình ông đồng Trạch.

Theo giai thoại, gia đồng ông Hội đồng đã dày công tổ chức một cuộc đón rước con rình rang có một không hai thời bấy giờ, với những phương tiện và nghi thức không hề thua kém đón rước Vua Bảo Đại. Bắt đầu từ đây, giới ăn chơi Nam Kỳ biết đến một Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy và những giai thoại có một không hai của ông.

Thú chơi xe

Theo tương truyền, Công tử Bạc Liêu rất thích xe hơi, cũng vì sở thích này ông đã tậu riêng cho mình rất nhiều xe hơi thuộc hàng xe sang lúc bấy giờ, và không ít lần dùng nó đi thăm ruộng khiến đá tá điền được phen “rửa mắt”.

Ba Huy đi đến đâu tá điền ùn ùn kéo đến xem, vì cả đời họ chưa được nhìn thấy xe hơi bao giờ. Đi đòi nợ các tỉnh, Ba Huy dùng chiếc Ford Vedette, còn đi chơi ông có chiếc Peugeot thể thao sản xuất năm 1922. Loại xe đó cả miền Nam khi ấy chỉ có hai chiếc, chiếc kia là của vua Bảo Đại.

Thuê người Pháp làm công

Không chỉ sở hữu nhiều xe sang, Công tử Bạc Liêu còn thuê cả người Pháp làm công cho mình. Đó là ông Henri, chồng bà Tư Nhớt, một người trong gia tộc Trần Trinh.

Công tử Bạc Liêu để lại nhiều giai thoại thú vị

Công tử Bạc Liêu để lại nhiều giai thoại thú vị. Ảnh: Internet

ông Henri  làm quản lý, điều hành gia sản cho ông Hội Đồng Trạch, dưới quyền ba Huy. Theo hợp đồng, quản lý được hưỏng 10% trên tổng số lợi tức thu được hàng năm. Chính vì vậy ông Henri mới bỏ “mẫu quốc” qua làm mướn cho bên vợ, mãi đến tháng 4 năm 1975 mới về nước.

Thú mê võ

Ít ai biết, Công tử Bạc Liêu rất mê nghề võ. Ba Huy không học võ Tây hay võ Ta mà học võ Xiêm. Ông ta đã cất công qua Xiêm mướn một ông thầy thượng hạng về dạy cho mình và Tám Bò, là em út của ông ta.

Hàng ngày ngoài việc “ngao du sơn thủy” kết giao bằng hữu và đi thăm đồng ruộng, người ta còn thấy Công tử Bạc Liêu tập võ, múa quyền hết sức đẹp mắt trong sân nhà, trong sự trầm trồ của đám giá nhân.

Người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay

Ngoài mê xe hơi, Công tử Bạc Liêu còn rất đam mê máy bay, và ông được cha mẹ tặng riêng cho chiếc máy bay đắt tiền để thỏa mãn niềm đam mê di chuyển của mình.

Và lúc ấy cả Việt Nam cũng chỉ có 2 chiếc là của Công tử Bạc Liêu và của vua Bảo Đại.Nếu không tính Vua Bảo Đại được trang bị máy bay riêng từ tiền ngân khố quốc gia lúc ấy, thì Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy là người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêng.

Đốt tiền nấu chè

Có nhiều giai thoại kể về cuộc thi đốt tiền nấu đậu xanh gữa Hắc Công Tử và Bạch Công Tử (Lê Công Phước hay còn gọi là George Phước, con trai của Đốc phủ Lê Công Sủng, người ở làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho).

Chuyện kể trước đó hai người phải lòng một người phụ nữ xinh đẹp nổi tiếng thời bấy giờ và trở thành kỳ phùng địch thủ của nhau.

Trong một lần so tài, hai người thi nhau đốt tiền để nấu chín một kg đậu xanh, ai nấu chín trước thì thắng. Không rõ hai người đã đốt bao nhiêu nhưng kết quả Bạch Công Tử thắng.

 

 

N.P (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN