Thứ sáu, 19/04/2024 | 18:38
RSS

Những bí ẩn thách đố nhân loại hàng ngàn năm qua

Thứ tư, 15/11/2017, 08:32 (GMT+7)

Khoa học hiện đại đang có sự tiến bộ vượt bậc. Dẫu vậy, vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn trên thế giới mà trải qua hàng ngàn năm, con người vẫn chưa thể nào giải thích.

Nguồn gốc ra đời của vũ trụ

Một trong những bí ẩn thách đố nhân loại hàng ngàn năm qua là nguồn gốc ra đời thực sự của vũ trụ, nơi xuất hiện trái đất mà con người chúng ta đang sinh sống và sinh hoạt. Có giả thuyết cho rằng, vũ trụ ra đời sau vụ nổ lớn Big Bang. Giả thuyết này được nhiều khoa học chấp nhận, song cũng vấp phải rất nhiều ý kiến phản đối của các khoa học gia nổi tiếng.

Trong vài thập kỷ trở lại đây, nhiều bằng chứng có lợi hơn cho Thuyết Big Bang cũng được đưa ra: năm 1965, sự tồn tại của bức xạ nền vũ trụ (CMB), tàn dư của Big Bang, đã được xác nhận.

Những bí ẩn thách đố nhân loại khiến giới khoa học bó tay
Nguồn gốc của vũ trụ vẫn còn là điều bí ẩn. Ảnh: Internet

Tuy vậy, các phép đo vào năm 1929 của Hubble đã bị bác bỏ vào năm 1990. Sự thật là vũ trụ dãn nở với tốc độ chậm hơn so với dự kiến của Lý thuyết Big Bang. Thay vào đó, Alan Guth đã điều chỉnh lại Lý thuyết Big Bang và tuyên bố rằng đầu tiên vũ trụ dãn nở nhanh chóng, sau đó chậm dần lại.

Nhưng giống như những người chỉ trích Thuyết Big bang chỉ ra, giả thuyết này chưa thể được chứng minh. Có lẽ, chúng ta cần tìm một cách mới để giải thích cho khởi nguyên của vũ trụ.

Sự ra đời của kỷ băng hà

Cùng với nguồn gốc ra đời của vũ trụ, khởi nguồn của kỷ băng hà trên trái đất cũng là một trong những bí ẩn thách đố nhân loại hàng ngàn năm qua.

Năm 1920, nhà khoa học nổi tiếng Milankovitch đưa ra một giả thuyết khá hấp dẫn về kỷ băng hà. Theo đó, cách Trái đất di chuyển, nó nhận được lượng năng lượng mặt trời khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Điều này dẫn đến việc các Kỷ băng hà xuất hiện ở các khoảng thời gian đều đặn.

Những bí ẩn thách đố nhân loại tồn tại rất nhiều
Kỷ băng hà. Ảnh: Internet

Tuy vậy, giả thuyết này cũng vấp phải không ít hoài nghi bởi Milankovitch không thể giải thích cho một số điểm bất thường quan trọng: ví dụ, đã từng có một giai đoạn 200 triệu năm không xuất hiện Kỷ băng hà. Các lý thuyết hiện tại lại tập trung vào Hiệu ứng nhà kính nhưng điều này chỉ đặt ra nhiều câu hỏi hơn là đưa ra câu trả lời.

Điều gì gây ra sự biến động của lượng CO2 trong những niên đại không có con người? Các nhà khoa học tranh cãi về vấn đề này nhưng sự thật vẫn chưa được làm rõ. Và đến nay dù khoa học hiện đại có sự tiến bộ vượt bậc, song nguồn gốc thực sự của kỷ băng hà trên trái đất vẫn làm một bí ẩn chưa có lời giải đối với con người.

Lỗ đen thực sự trông như thế nào?

Khái niệm về lỗ đen đã được nhắc tới lần đầu tiên bởi nhà thiên văn học Oppenheimer vào năm 1938. Tuy vậy, đã gần một trăm năm trôi qua, không một ai thực sự biết được điều gì diễn ra bên trong một lỗ đen. Những năm 1990, các nhà khoa học phát hiện được sự tồn tại của những lỗ đen siêu lớn với kích cỡ của một tỷ mặt trời.


Hố đen vũ trụ. Ảnh: Internet

Chúng có xu hướng phân bố tại vùng trung tâm của các thiên hà elip. Nhưng liệu chúng có tham gia vào việc hình thành các thiên hà này không? Chúng ta vẫn chưa biết được. Và dù rất cố gắng, song việc tiếp cận và khám phá hố đen vẫn là điều bất khả thi đối với khoa học ở thời điểm hiện tại.

Vũ trụ bao nhiêu tuổi?

Có giả thuyết cho rằng, tuổi của vũ trụ vào khoảng từ 8 đến 20 tỷ năm, song con số này lại có sai số quá lớn so với sự tính toán của các nhà khoa học hiện đại. Các nghiên cứu thực hiện năm 1994 chỉ ra rằng, vũ trụ chỉ mới 8 tỷ năm tuổi, nghĩa là ngôi sao già nhất của Dải Ngân Hà có tuổi đời lớn hơn vũ trụ. Tuy vậy, những nghiên cứu sau đó lại bác bỏ hoàn toàn lập luận trên.


Tuổi của vũ trụ vẫn còn là điều bí ẩn. Ảnh: Internet

Và đến thời điểm hiện tại, tuổi thực sự của vũ trụ là bao nhiêu vẫn là điều bí ẩn thách đố nhân loại.


Vụ nổ lớn Big Bang. Nguồn: Kênh Khám Phá

Nam Phong
Theo Đời sống Plus/GĐVN