Thứ năm, 25/04/2024 | 10:31
RSS

Nhiều tuyến đường tại Lai Châu bị sạt lở nghiêm trọng, người dân khốn khổ vì giao thông tê liệt

Thứ ba, 26/06/2018, 09:53 (GMT+7)

Mưa lũ khiến nhiều quốc lộ huyết mạch như quốc lộ 279, quốc lộ 4D, quốc lộ 12 kết nối Lai Châu với các tỉnh lân cận bị mưa lũ làm đứt gãy, sạt lở khiến địa phương này bị cô lập.

Trao đổi với phóng viên Thanh Niên trưa qua 25/66, ông Vũ Văn Luật, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu, cho biết các tuyến quốc lộ huyết mạch như quốc lộ 279, quốc lộ 4D, quốc lộ 12 kết nối Lai Châu với các tỉnh lân cận bị mưa lũ làm đứt gãy, sạt lở khiến địa phương này bị cô lập.

Trong đó, quốc lộ 4D sạt lở nghiêm trọng tại Km71 - Km85, đoạn qua bản Chu Va 12, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; quốc lộ 32 bị sạt lở đoạn từ Km 356 - Km378; quốc lộ 279 bị sạt lở từ đoạn Km162+200; quốc lộ 4H sạt lở đoạn từ Km190+354. Ước tính, tổng khối lượng đất đá sạt lở trên các tuyến quốc lộ, đường liên tỉnh, liên huyện lên tới 650.000 m3.

Đèo Ô Quy Hồ km75+500 thuộc địa phận xã Sơn Bình (Tam Đường) là điểm sạt lở lớn nhất ở tỉnh Lai Châu sau 3 ngày mưa lũ kéo dài. Cơ quan chức năng mất nhiều giờ thu dọn hàng nghìn mét khối đất đá sạt xuống mặt đường.

Người dân dầm mưa 12 tiếng, vạ vật chờ thông xe vì tuyến quốc lộ huyết mạch sạt lở
Những con đường quốc lộ sạt lở do mưa lũ quá lớn. Ảnh: Thanh Niên

Nhiều tuyến quốc lộ bị sạt lở gây tắc nghẽn giao thông như quốc lộ 4D  km71-km85 đoạn qua bản Chu Va 12, quốc lộ 32 km356-km378; quốc lộ 279 km 162+200; quốc lộ 4H đoạn km190-km354.

Hai gia đình chúng tôi đi xe máy 150km sang huyện Sapa để du lịch sáng sớm nay 25/6, trở về Mù Cang Chải (Yên Bái) thì liên tục phải chờ đợi ở nhiều điểm sạt lở. Hiện gia đình đứng ngồi chờ hơn 12 tiếng nhưng chưa thể đi được", anh Hà Hoa Trư (34 tuổi) than thở với PV VnExpress.

Bé Giàng A Dua (Chu Va 12) kéo chiếc áo mưa ướt nước nhìn về phía bố của mình. Nhà của Dua cách điểm sạt lở 3km nhưng không thể về nhà. Cô bé run rẩy đứng chờ trong cơn mưa kèm theo gió mạnh của vùng đèo núi Ô Quy Hồ.

“Mắc kẹt” trên đèo Ô Quy Hồ (thuộc quốc lộ 4D) tròn 10 giờ đồng hồ, anh Vàng A Cháng (40 tuổi, quê Lai Châu) cùng hai con nhỏ đã cách nhà chừng 1 km song vẫn phải bơ vơ giữa đỉnh đèo. Từ lúc trời sẩm tối, anh Cháng nhiều lần xin cảnh sát giao thông cho “liều mạng phi qua điểm sạt lở” để về nhà nhưng không được. “Cảnh sát nói đi qua sẽ bị cuốn trôi xuống vách núi nên tôi đành chấp nhận đứng chờ”, anh Cháng nói.

Người dân dầm mưa 12 tiếng, vạ vật chờ thông xe vì tuyến quốc lộ huyết mạch sạt lở
Người dân vạ vật chờ thông xe những con đường bị sạt lở. Ảnh: VnExpress

Là dân thổ địa, anh Cháng bảo trận lũ quét làm sạt lở đường như thế này là “hiếm có”. Gần 20h, ba bố con anh đành chấp nhận quay lại thị trấn Sa Pa cách đó chừng 30 km thuê nhà nghỉ. Hai đứa nhỏ rúc trong áo mưa khóc liên tục và nói: “Bố ơi, thấy nhà rồi sao chưa được về”.

Ngồi co ro trú mưa dưới gầm xe tải hơn nửa ngày, anh Lừ Văn Hùng (quê Lai Châu) cho biết, đi xe khách từ Hà Nội về Lai Châu song bị dừng ở thị trấn Sa Pa từ sáng sớm. Gần 12h, anh cùng người em họ bỏ ra hơn 300.000 đồng bắt xe ôm vượt quãng đường 30 km đến Km 75 trên quốc lộ 4D.

Trong đêm qua 25/6, đoàn công tác do ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) đã lên đường đi Lai Châu theo tuyến quốc lộ 32 từ Yên Bái sang huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

Theo ông Hoài, quốc lộ 32 từ Yên Bái sang Lai Châu bị mưa lũ gây sạt lở khoảng 20 m, các phương tiện không thể đi qua. Đoàn công tác của Tổng cục Phòng chống thiên tai phải tìm cách đi bộ qua đoạn đường bị sạt lở để sang địa bàn Lai Châu.

“Qua kiểm tra tại một số điểm xảy ra mưa lũ, tình hình hiện rất phức tạp khi nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng nặng, công tác ứng phó hiện nay đang tập trung cao nhất cho tìm kiếm người dân mất tích”, ông Hoài nói.


Xem thêm: HLV Nguyễn Văn Sỹ nói gì sau cuộc lội ngược dòng trước TPHCM?

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN